Page 126 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 126
Cứ trông vào câu chuyện và khung cảnh, có thể tưởng họ là những du khách an lành, hồn
nhiên nhất trên đời.
Rừng chiều ngả sang sẫm sịt. Củi vác qua khe, qua con suối vừa in bóng những bông
hoa rừng, chất lên xe. Hò dô. Bắt bánh nào. Quành nhanh quá hết bố nó đà rồi. Đằng sau,
người tù có tuổi trở nên trầm lặng. Ô, mình đã qua tuổi “bất hoặc” rồi, sức vóc thanh niên
nhìn mà thèm. Mình xa vợ con, xa người yêu mà còn vô tư được thế này… Mấy hôm nay Tô
Hiệu ho ra máu nhiều quá. Hiệu biết Thu Tâm đấy… ”
Đêm đến, trên “giường” xi măng, có những trạng thái trái ngược không cho người tù
ngủ sớm. Này, thật êm đềm, lãng mạn, bài thơ về một “bông hoa rừng”. Này, nghịch ngợm,
quấy phá một ý tứ cho mục “Cù không cười”. Tiếng suối reo đã thành một phần cuộc sống
nhà tù. Nhờ nó, bao người đã thay đổi, trở thành một phần của cái chung, lại “phát hiện” ra
rằng mình cũng có tâm hồn thi sĩ.
Tháng 8 năm 1942, Liệu rời Sơn La về “căng” Bá Vân ở Thái Nguyên. Chỗ trại tập trung
mới, điều kiện đỡ khắc nghiệt hơn. Tờ báo ra lần này có tên Dòng sông Công , ảnh hưởng
lan ra cả dân cư bên ngoài. Chẳng phải chỉ có đời tù, người ta còn biết Hồng quân Liên Xô
bắt đầu phản công quân phát xít cờ Việt Minh kêu gọi đánh đổ đế quốc đã phất lên…
Liệu khỏe ra. Đến nỗi Tý lên thăm, khi trở về mang thai, đứa bé ra đời mang tên Công
để nhắc dòng sông “sinh thành” ra nó.
NGHĨA LỘ
“Nhất Thanh nhì Lò tam Than tứ Tấc”. Nghĩa Lộ, tức Mường Lò, là cánh đồng lớn thứ
nhì Tây Bắc. Tự nghìn năm, người Thái đen trồng lúa nước, quăng chài đánh cá, ăn nậm pịa
và múa xòe bên những con suối lớn. Thực dân đến lập nên một đồn binh lớn trên đỉnh đồi
cạnh thị trấn nhỏ. Và vì hè thì nóng nung, đông rét giá, muỗi độc đốt mau chết, nên bên cạnh
đồn binh lại mọc lên dãy nhà nhốt tù, bên ngoài là rào nứa, rào thép gai giữa cắm chông. Có
vẻ như đã vào đây thì một con chim cũng không bay ra được.