Page 121 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 121

tiếng người nằm cuối và đầu hầm đổi chỗ cho nhau, để không ai bị thiếu không khí quá lâu.

               Nào, anh này để chân cho anh kia gối đầu, ngả lưng vào nhau nhá. Không khí có vẻ bình yên,
               thậm chí có tiếng khúc khích. Sướng nhất là Khánh, được suy tôn “Hoàng để” vì “ngự” trên

               thùng cứt.


                    Dần dà, nặng nhọc đè lên. Tiếng thở to, gấp gáp.

                    “Tàn dư” những bữa ăn trước thải vào ống bơ, Chuyền đến cái “ngai” của Khánh, mấy

               ngày đầy ứ.
                    Bọ trắng nhun nhút bò ra chui lên mặt mũi những con người đã hết thần sắc, mắt nhắm

               nghiền, chả biết có còn sự sống. Nhưng nước đái thì quý vô ngàn. Uống của mình không đủ,
               còn xin người “dùng không hết”. Nhưng của những cậu mắc bệnh phong tình thì bố bảo

               không dám.

                    Cái đói tử tình tử tội hành hạ nhất vào ngày nhịn thứ hai, thứ ba. Muốn ngủ lắm, nhưng
               dạ dày nó không yên cho, gào réo như con thú dữ tợn. Thèm nhớ miếng mẹ đi chợ về ngày

               bé, tiếc sao vợ nấu canh cá dấm ngon mà mình bỏ dở. Ngày nhịn ăn ở khám Lớn Sài Gòn,
               nhìn đôi giày da, nghĩ chuyện thái nhỏ nó ra xào hành mỡ, Liệu đã tốn bao nhiêu nước dãi.

                    Đói so với khát không là gì. Thần kinh lúc nào cũng căng, nhất là những anh “thực như

               hổ”. Liếm láp mồ hôi, chắt bóp từng giọt nước đái. Mùi người khẳn lằm lặm, da nhơm nhớp,
               có anh khỏa thân trăm phần trăm. May có cái chăn đem kịp xuống, để mà quạt khí từ cái cửa

               sổ nút kín.

                    Sang ngày thứ tư, hầm tối đúng là cái nhà mồ. Người của ủy ban không còn sức động
               viên, những người khác cũng không thể đáp lại. May ông Đắc điên người Hải Phòng lại hiền

               khô, phục tùng kỷ luật vô cùng, còn động viên anh khác đừng thối chí.

                    Hồi trên trại (hồi nào ấy nhỉ, xuống đây bao lâu rồi nhỉ…), những cơn lên, ông ấy lại
               múa chổi hét “Giai cấp vô sản toàn thế giới liên hiệp lại?”.

                    Cousseau đi kiểm tra, “bắn” vào là sẽ xây gạch bít cửa hầm lại. Tô Hiệu xoay được mấy

               miếng đường phên gửi vào, chia nhau liếm. Nhưng vị ngọt vẫy gọi bao nhu cầu, cái đầu tiên
               không gì khác là nước. Lũ giun sán trong bụng không được ăn làm loạn. Nhiều anh bí đái bí

               là  đã  lịm  đi.  Đập  cửa  báo  với  lính,  là  có  người  sắp  chết  cần  tới  bệnh  viện.  Tin  tới  tai

               Cousseau, “đồng chí” này truyền lại: “Đứa nào chết cứ để cho chết trong hầm rồi chôn luôn
               một thể”.
   116   117   118   119   120   121   122   123   124   125   126