Page 120 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 120

Liệu là bí thư chi bộ, lại đại diện chính trị phạm, căm Cousseau lắm nhưng luôn phải

               mềm mỏng, đấu dịu, điều chả hợp với tính cách của anh? Câu chuyện không còn những
               “đồng chí” với “lập trường” nữa, toàn những đoạn: “Còn hai mươi phút nữa đi không kịp

               chuyến, anh em nghỉ là phải”. “Thì làm dấn thêm, có làm sao”.. “Nhưng anh em bị cắt khẩu

               phần. Người chứ có phải sức máy đâu mà…” Cầm cự. Lãn công. Công sứ sai giám binh kèm
               cho đến hết giờ mà số chuyến nước lên đồi chả tăng, hết anh này đau bụng đến anh kia sứt

               móng. Cousseau phạt giam họ dưới nhà hầm, hình ngục tàn ác nhất. Phải tạo ra một sự kiện

               gì, lái nó theo hướng mình, gây sức ép trở lại chúng mới được.


                    Nhưng đỉnh điểm đến sớm hơn lúc những người tù dự liệu. ủy ban tranh đấu, do Liệu
               làm trưởng, họp toàn trại phát động tuyệt thực. Chính trị phạm, ngoài cộng sản, còn những

               đảng viên Quốc dân đảng và Phục quốc Đồng minh hội, đều nhất trí tham gia, trừ hai ông

               thân Nhật Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Thế Song. Tô Hiệu có bệnh lao giai đoạn cuối, nằm
               riêng một xà lim, có nhiệm vụ đưa tin, tiếp tế, tất nhiên khi có thể.


                    Trưa 13-5-1941, tù đi làm về, không đụng đến cơm đã bày ra sân. Đại biểu thông báo

               cho Gabori biết họ tuyệt thực để phản đối công sứ bỏ hầm mấy người kéo xe nước, rồi đồng

               loạt vào nằm trong trại lớn. Đây là một thứ “bối thủy trận” tử thủ kiểu Hàn Tín, quay lưng ra
               sông mà đánh nhau, lùi là chết.



                    Chưa kịp xếp xong chỗ, lính xông vào dồn hết xuống hầm tối dưới gầm nhà bếp. 156
               mạng lèn vào cái chỗ thường ngày chỉ nhốt được 11 người.



                    Cousseau  lệnh  bắn  ngay  ai  đem  vào  đây  một  hạt  cơm,  một  giọt  nước,  bảo  Sở  Công
               chính chuẩn bị sẵn áo quan. Cuộc tranh đấu đâm ra mất hướng, vì mình đâu có tuyên bố

               nhịn uống. Tù ngục, bướng bỉnh lắm anh đã trải, nhưng kiểu này thì chưa ai có kinh nghiệm.


                    Việc đầu tiên xác định với nhau là lâu dài, gian khổ đây, đ ừng thối chí. Binh lính được

               gieo ảnh hưởng của tù, dân dưới phố biết, rồi chuyện sẽ lan đi không đời nào Cousseau dám

               “chôn  sống”  cả  ngần  này đứa  mình  đâu. Và  xếp chỗ  nằm,  dành nơi thoáng khí nhất  cho
               những anh già yếu, có bệnh gọi là “tiểu Đồ Sơn”. Trong tối đen ngày đêm như nhau, cứ 12
   115   116   117   118   119   120   121   122   123   124   125