Page 124 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 124
Bài thơ của Bạch Cư Dị về cuộc kỳ ngộ của đôi trai gái vận vào phận tù sao mà ngọt,
khiến nhiều người ứa nước mắt. Liệu tranh thủ gửi tiếng lòng mình vào giọng hát “đào” Thu
câu miễu:
Xuân về thu chửa thấy về
Bừng xanh bát ngát làng quê rộn ràng
Thấy ai, ai những mơ màng
Gặp ai tạm trút muôn vàn nhớ thương
…
Thu Tâm? Phải, là Thu Tâm chứ còn ai? Người tù đa cảm ranh mãnh nhắc đến mối tình
của mình giữa những người từng góp phần làm cho nó đứt đoạn. Đồng chí, cùng nhau hoan
lạc phân ưu phân tư đấy, nhưng có những nỗi chỉ một mình mình biết một mình mình hay.
Hai Tết sau, các cuộc vui chung càng đình đám, việc tổ chức đã vào nề nếp lắm. Trại lớn
trại nhỏ đều có tao đàn, gánh hát. Dù đóng góp nhiều thơ phú nhưng không có “tài diễn
xuất”, Liệu phải chân rửa bát hai ngày sướng bỏ bu .
“Phong trào” làm thơ lên mạnh. Nhiều anh ở ngoài củ mỉ cù mì vào đây bỗng lai láng
vần vè, hết gửi em yêu phương xa đến tưởng ra non nước bồng lai. Tết, như một cái “thúng”
quá “nhỏ”, “đựng” không hết. Nhu cầu ra một tờ báo để chứa những tiếng lòng, khi ai oán,
lúc hài hước - rất lớn. Tiếng suối reo ra đời, có cả tòa soạn, nhà in nhưng độc bản. Dưới ánh
đèn điện được hạ thấp xuống cho cai ngục khỏi dòm, các ký giả mân mê con chữ, bàn cách
trình bày. Thực ra trình bày là chuyện nhỏ, vì sau đấy nó xuất bản mồm hoàn toàn. Nhưng
được thực hiện do những tay “gộc” vốn đã quậy tung trường báo mấy năm trước, nó có đủ
các chuyên mục với tính chất riêng “như người lớn”, nghĩa là cũng khá chuyên nghiệp.
- Thầy đồ? Thầy đồ ơi, “Nhạn Lai Hồng” là thầy ký tên à?
- Thế những “Cù Văn Cười” với “Cù Không Cười” là ai? Chịu! Làm sao mà đoán ra cũng
là thầy.
Khu rừng vắng, khá xa phố Chiềng Lề rộn lên những tiếng đùa reo tinh quái của đám tù.
“Thầy đồ, là Liệu, hôm trước vừa đem cái tật hay gãi của Nguyễn Văn Phúc ra trêu trên