Page 128 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 128
trong tay thằng nào trong tình hình xung sát này cũng dễ bị tàn sát lắm. Tình hình nghiêm
trọng đấy. Một ban chỉ huy trại được lập ra, có Phạm Quang Thẩm, Nguyễn Sĩ Nghiêm,
Vương Thừa Vũ, Trần Đức Sắc (Văn Tân), và Liệu.
Tình hình rất khẩn trương. Những người tù có một trung đội thường trực, coi như “lực
lượng vũ trang” - mà chẳng có vũ khí gì cả - đề phòng sự biến. Và phân nhau chuẩn bị lương
thực, thuốc men, bản đồ, truyền đơn bằng quốc ngữ, chữ nho, chữ Pháp, cả la bàn tự chế.
Căng như sợi dây đàn, vì địch có thể choảng ta, hay ta choảng trước, bất cứ lúc nào cũng có
thể. Những hành động theo từng tình huống, nay gọi “phương án tác chiến” được đặt ra, báo
động tập thử.
Dền dứ. Cảnh giác. Giữ miếng. Có những người lính đã bỏ đi mang theo súng. Địch
không dám đàn áp nhưng rất mực đề phòng. Rồi sự việc xảy đến bất thình lình, chả theo cái
cách đã dự liệu nào.
Đó là hôm Tây giải 50 thường phạm từ Yên Bái về Nghĩa Lộ. Quản tù muốn nhốt chung
“cả lũ”, chính trị phạm nhất định không chịu, bèn cho lính xông vào đám tù phụ nữ, có sáu
chị. Đang giằng co thì viên phó công sứ tiến vào sân trại. Tù nhân, đã chuẩn bị sẵn, đứng sắp
hàng, trương lên hai tấm băng viết sẵn hàng chữ Pháp: “Hãy võ trang cho chúng tôi chống
phát xít Nhật?” và “Thả ngay chúng tôi ra?”. Pellier đứng cười khẩy, bảo các anh không phải
tay quân sự lành nghề, không chống được Nhật đâu. Cứ ăn no ngủ kỹ đi, nửa tháng nữa
người Pháp sẽ trở lại Yên Bái… Đang đắc ý thì “huỵch”, bảy tám cánh tay xúm vào vật sấp
Pellier xuống. Củi, guốc bổ vào thình thịch. Lão quản đồn Civet chạy ra cổng, Phạm Quang
Thẩm phóng theo bị thằng quản người Việt bắn trúng đầu. Lính Pháp dưới chợ kéo lên nã
súng vào. Cuộc vũ trang cướp đồn, định nổ ra vào đêm ấy, đã trở thành cuộc tháo chạy xuất
kỳ bất ý của tù nhân.
Bụi cây lúp xúp, phần nhiều là giống chó đẻ, cứt lợn, lá bị dứt ra tỏa mùi hăng nồng.
Dây xấu hổ đầy gai xóc vào người xót điếng. Lũ kiến càng bắt đầu kéo đến bu. Vậy mà cứ
phải nằm yên. Trời còn nắng nỏ, chưa chạy đi đâu được.