Page 202 - Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam
P. 202

TÍN NGƯỠNG Cư DÂN VEN BlỂN QUẢNG NAM - ĐÀ NẲNG



            Cũng bắt nguồn từ tâm thức thò Mẫu, cầu mong sự hộ
      trì của Mẫu cho một vùng đất khác Việt,  mà  một người đàn

      bà  đưỢc  cho  là  gốc  Chăm  đã  được  cư  dân  Việt  chuyên  hoá
      thành  Bà Mẹ Việt,  hộ  trì  đất đai cho các  làng biển của  Sơn
      Trà và Ngũ  Hành  Sơn.  Không những thế,  Bà  còn  được  suy
      tôn  làm  Tiền  hiền  và  có  cái  tên  rất  Việt Bà  Thăn  Xứ.  Bà
      Thân Xứ, tuy uy linh không rộng rãi như Bà Chúa Xứ Nam
      Bộ nhưng rõ ràng từ tô" "xứ"  trong danh xưng của  Bà Thân
      đã chỉ rõ chức năng là Bà Mẹ Đất - Mẹ Xứ sở gốc Chăm.

            Dấu ấn tín ngưỡng Chăm còn thể hiện rõ qua một vài
      nghi  lễ  của  cư  dân  biển  dâng  lên  Mẫu  thần,  như:  lễ  hiến

      sinh trâu,  lễ  dâng mâm,  dâng bông,  trong đó  lễ  dâng bông
      có thể là sự tiếp biến  từ nghi lễ  dâng hoa cho Nữ thần của
      người  Chăm.  Hiện  nay,  người  Chăm  vẫn  duy  trì  nghi  lễ
      này  cho  Nữ  thần  Pô  Nai  của  mình  qua  điệu  múa  thiêng
      của  ông  Bóng  [25,  tr.72],  cũng  như  cách  đây  chưa  lâu,
      nhiều  làng  biển  của  người  Việt  Quảng  Nam  -  Đà  Nang
      cũng  có  ông  Đồng  tử  thể  hiện  vũ  điệu  thiêng  hầu  Mẫu

      bằng nghi lễ  đội mâm  dâng bông (các vũ điệu  dâng thần ở
      vùng cội  nguồn  hoặc  vùng  đất  Nam  Bộ  thì  hầu  như  là  do
      nữ giới đảm nhiệm).

            Các  nghi  lễ  khác  của  dân  biển,  như  lễ  tông  ôn,  lễ
       khẩn  đảo  cầu  cá,  lễ  tống  cói  khi  mua  sắm  hoặc  đóng  mới
       phương tiện  đánh bắt,  cũng thể hiện  rõ  dấu ấn ảnh hưởng
       từ văn hoá tín ngưỡng Chăm.


                                     Z  D  2     -
   197   198   199   200   201   202   203   204   205   206   207