Page 200 - Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam
P. 200

TÍN NGƯỠNG Cư DÂN VEN BlỀN QUẢNG NAM - ĐÀ NẲNG



             Xgoài  một  số lễ  thức  nghề  biển  mô  phỏng  từ  lễ  nghi
       nông nghiệp,  còn có những lễ  thức,  lễ tục  mang tính  thông
       nhất  giữa  nghề nông và  nghê biển,  như tục  thờ Mẫu  (trên

       đất  liền),  tục  chạp  mộ  và  thò  Am  hồn / Am  linh,  tục  chạp
       mộ  và  thò Tiền hiền  của  làng.  Tuy  nhiên,  từ góc  nhìn  lịch
       đại thì có lẽ các lễ tục  và nghi lễ  đó cũng là  sự "vay  mượn"
       từ  nghề nông.  Các  hành  vi  mô  phỏng  nghi  lễ  nông  nghiệp
       cho  hoạt  động  ngư  nghiệp  đã  nói  lên  mong  muôn  hạnh
       phúc của các cộng đồng cư dân là hoàn toàn thống nhất,  sự
       thông nhất từ trong tâm thức.

             Dấu  ấn  các  sắc  thái  tín  ngưỡng  núi  và  đồng  bằng
       trong các hình thái  tín  ngưỡng của  dân biển  đã  như yếu  tô
       nền,  để trên  đó  tô  đậm  hơn  mảng  màu  tín  ngưỡng  đậm
       chất biển.  Đó là thờ thần cá voi,  là  sự thò  cúng người chết
       nước, là thò cúng các Xữ thần / Mẫu thần của sông biển,  là
       các  lễ  thức  làm  "vui  lòng"  cộng  đồng  Thuỷ  thần.  Tuy
       nhiên, các lễ thức đó không phải là cầu nước, cầu mưa như
       cư dân đồng ruộng,  mà chủ yếu là cầu sóng yên,  biển lặng,
       tay  chèo  vững vàng và  bội  thu  mùa  biển.  Điều  đó  làm  nên

       nét đặc trưng của văn hoá tín ngưỡng biển.
             Dấu  ấn  đáng  kể của  văn  hoá  tín  ngưỡng  Chăm  cũng
       là  một  yếu  tô" đặc  trưng  trong  tín  ngưỡng  của  cư  dân  biển
       Quảng  Xam  -  Đà  xẵng.  Tuy  nhiên,  theo  nhận  thức  của
       chúng  tôi,  ảnh  hưởng  tín  ngưỡng  của  cư  dân  Chăm  trong
       tín  ngưỡng  của  người  Việt  làm  biển  nơi  đây  chủ  yếu  liên
       quan  đến  Bò  /  mặt  đất,  tức  không  gian  định  cư  của  gia


                                     2 D  D    -
   195   196   197   198   199   200   201   202   203   204   205