Page 205 - Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam
P. 205
Có lẽ, trong ba lớp "áo tư tưởng" có trong các tín
ngưỡng của dân biển, lớp Đạo giáo là mỏng nhất. Điều
này cũng phù hỢp với bối cảnh tư tưởng chung của cư dân
xứ Đàng Trong, nhất là ở thòi nhà Nguyễn. Do ý thức
được vùng đất "tiền Việt" có cơ cấu tư tưởng và tín
ngưỡng khá khác người Việt, nên những biểu hiện khác
vói lễ nghi của Nho giáo đã bị triều đình quy về dạng tà
ma và mê tín, thuộc loại hình "đồng côd quàng xiên", sử
nhà Nguyễn cho biết, vua Gia Long đã đặt ra các hình
phạt nghiêm khắc để ngăn chặn hoạt động đồng côt [102,
tr.97]. Tuy nhiên, trong quá trình chung sông, do cộng cư,
do giao lưu, do học hỏi bắt chước, mà cư dân Việt đã tiếp
thu, tiếp biến những nghi lễ thông linh với thần thánh
của người Chăm rồi kết hoà với tín ngưỡng truyền thông
có ảnh hưởng đôi chút Đạo giáo của mình. Các hình ảnh
biểu hiện thực tế này là: thầy Pháp với lễ tông ôn / Long
Chu và lễ tông cói đóng thuyền; là hình ảnh ông Đồng tử
trong lễ vía Bà cùng nghi lễ dâng mâm, dâng bông; là
những hình nhân thế mạng trong Long Chu; là ngọn đuôc
/ mồi lửa dẫn đường Long Chu. Như thê, có thể xem
những nghi lễ thông linh với thần thánh đó của người
Việt là kết quả của sự dung hỢp sắc thái Đạo giáo (Việt)
và Shaman giáo (Chăm), hiện hữu như những phương
thức ứng xử với thần thánh.
2 D 5 -