Page 201 - Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam
P. 201

đình và cộng đồng.  Sự ảnh hương đó là kết quả của sự cộng
        cư và  giao lưu văn  hoá Việt -  Chăm.  Nổi bật và thể hiện rõ
        nhất qua tín ngưỡng thờ Mẫu.

             Bởi cùng chung tâm  thức thờ Mẹ Xứ  sở  -  Mẹ  Đất,  nên
        cư dân Việt  Quảng Nam  -  Đà  Nang,  trong đó  dân biển,  khi
        định cư trên vùng đất "khác Việt" đã tiếp nhận và phát triển
        tục thò Mẫu của người Chàm theo nhãn quan người Việt. Do

        đó,  khi cần vẫn có  thể nhận ra  dấu  ấn thành  tô" tín  ngưỡng
        Chăm  trong đó.  Đó là,  nếu  người Việt ở vùng cội nguồn thò
        cúng  các  Nam  thần  và  Nữ  thần,  thông  qua  các  hèm  và  các
        tiêu  tượng  rõ  giới  tính,  thì  ở  vùng  đất,  vùng  biển  Quảng

        Nam  -  Đà  Nang  đa  phần  chỉ  thờ  biểu  tượng  tượng  trưng,
        được gán vói tính nữ / âm tính.  Biểu tượng đó hoặc là vật thể
        (đá  thiêng),  hoặc  là  tiêu  tưỢng  Nam  thần,  hoặc  là  từ  ngữ
        "Dàng  Bô";  một  khi  đã  xác  định  của  người  Chăm  thì  đều
        được hoá thiêng thành Bà / Mẫu để thò cúng. Trong đó, biểu

        tượng  ngôn  ngữ  đồng  thời  cũng  là  từ xưng  hô  "Dàng"  hoặc
        "Bà Dàng" đã trỏ thành cách gọi chung để chỉ rõ rằng các Bà
        là  Mẫu  thần  Việt  nhưng  gốc  Chăm.  Điều  này  càng  được
        khẳng định, bởi hệ thống Nữ thần của người Chăm hiện nay

        có  nhiều  Nữ  thần  mà  tên  gọi cũng bắt  đầu từ  từ tô" "Yang"
        (người  Việt  phát  âm  thành  "Dàng")  như  Nữ  thần  Yang  Pô
        (thần  Tròi)  [25,  tr.117]  chẳng  hạn;  còn  trong  sô"  các  Mẫu
        được  dân  nguồn  và  dân  biển  Quảng  Nam  -  Đà  Nẳng  thờ
        cúng cũng có Bà Dàng Bô / Bô Bô / Thu Bồn.


                                    -    z  a  ^     -
   196   197   198   199   200   201   202   203   204   205   206