Page 204 - Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam
P. 204

TÌN NGƯỠNG Cư DÀN VEN BIỀN QUẢNG NAM - ĐÀ NẮNG



      trong  các  hình  thái  tín  ngưỡng  của  dân  biển,  nếu  không

       muốn  nói  là  nổi  trội.  Đặc  điểm  này,  trước  hết  thể  hiện
      trong ngôn ngữ và diễn xướng. Đó là danh thần cá voi được
      "Phật hoá" thành  thần Xam  Hải,  là  nghi lễ  và  diễn xướng
      nhằm góp  phần khắc  hoạ chân  dung thần có  tấm  lòng của
      Phật  Quan Âm  Nam  Hải:  "Biển  đông  ông tuần  khắp  nơi,

      như  thuyền  Bát  Nhã  cứu  thuyền  độ  nhơn".  Dấu  ấn  Phật
      giáo  còn  thể  hiện  đậm  nét  qua  việc  thò  phụng  và  ứng  xử
      với  Người  khuất  mặt,  với  những  vong  hồn  bất  hạnh  và
      những người của làng vạn đã bỏ mình trên biển từ xưa cho

      đến  nay,  bằng  một  số nghi  tiết  như  tụng  kinh  cầu  siêu,
      phóng  sinh,  phóng  đăng;  cả  vật  phẩm  cúng  chay  cho  Âm
      linh /  Cô  Bác cũng theo  mô hình  "lục  cúng"  của  nhà  Phật.
      Phải chăng các lễ cúng đó ẩn chứa một  mục  đích sâu xa là
      muốh  đem  ánh  sáng  của  Phật  pháp  để  cứu  vốt  vong  hồn,

      để nguyện cầu cho các vong linh bất hạnh  được  siêu thoát,
      trực  giảng về cõi  Phật.  Cũng xuất phát  từ cảm  quan  Phật
      giáo  mà  trong  phương  tiện  dùng  để  diễn  xướng  và  tốhg
      tiễn,  cư  dân  biển  đã  dùng  con  thuyền  đưa  linh  của  nhà

      Phật kết hỢp vối lòi ca có màu sắc kệ của nhà chùa để chèo
      đưa  linh  Ông  và  Cô  Bác  vượt  qua  biển  nước  về  nơi  cửa
      Phật.  Qua  đây,  thấy  có  sự  hoà  hỢp  và  phù  hỢp  giữa  tư
      tưởng từ bi không phân biệt "thân phận" của  Phật giáo với
      tinh  thần  khoan  hoà,  và  lốì  sống  trọng  tình  của  dân  biển
      Quảng Nam - Đà Nẵng.


                                  -    2  D  4    -
   199   200   201   202   203   204   205   206   207   208   209