Page 207 - Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam
P. 207
.y:
Sự thông nhất và phổ biến về niềm tin và thực hành
tín ngưỡng không chỉ trong phạm vi các làng biến Quảng
Xam - Đà xẵng, mà có thể là của cả vùng biển Xam Trung
Bộ. Sự sai biệt tất nhiên cũng có, nhưng không đáng kể.
Chẳng hạn như cách gọi lễ thức thì khác nhau nhưng bản
chất như nhau của lễ tông khứ xui xẻo một năm: Lễ tống
na / tống gió Ị tống ôn / Long Chu. Cơ sở dẫn đến sự
thông nhất các hành vi tín ngưỡng đó có thể xuất phát từ
hai nguyên do chủ yếu sau;
- Các hình thái tín ngưỡng là biểu hiện sinh động
nguyện vọng cầu an, cầu mùa trong một môi trường hoạt
động tương đối đặc biệt. Xguyện vọng này mang tính lịch
sử và trường tồn, thống nhất trong mọi cộng đồng dân tộc
cư dân.
- Để đạt được ước vọng bình an cho người làm biển,
những ngư dân với phương thức hoạt động trên đường
nước, ngoài những lễ thức truyền thông, đã không ngần
ngại bắt chước, học hỏi cách cúng bái, thờ phụng ở những
nơi mà họ đi qua. Kèm theo đó là sự giao lưu, học hỏi, thu
nạp các phương thức cúng bái thông qua việc kết nghĩa
giữa các vạn nghề, các làng biển, hoặc qua những ngày
tháng đi "làm bạn" ở những vùng biển khác, hoặc qua vai
trò của những người vỢ, người mẹ. Tính thống nhất và phổ
biến trong các hành vi tín ngưỡng đã từ đó mà ra, và
không ngừng được củng cố" qua các lễ thức hàng năm.
- 2 0 7 -