Page 211 - Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam
P. 211
Việt về phương Nam, lịch sử tiếp xúc với biển, khai thác
biển, và cách thức tổ chức làng xã của dân biển ở phương
Xam. Đó là vẫn sử dụng mô hình tô chức xã hội nông
nghiệp cổ truyền nhưng đã có biến đổi nhất định đê phù
hỢp với cộng đồng cư dân nghề biển. Văn hoá biển của lưu
dân Việt, trong đó đậm nét là dân Thanh - Nghệ, đã định
hình và tồn tại trong thực thể văn hoá phương Nam,
Quảng Nam - Đà Nang, bao gồm phức thể đã được xác
định rõ: uăn hoá núi, văn hoá đồng bằng và văn hoá biển.
Các biểu tượng và biểu hiện của tín ngưỡng cư dân
ven biển xứ Quảng còn có giá trị như "tài liệu thư tịch",
phản ánh lịch sử cộng cư và giao lưu văn hoá của người
Việt với các lớp cư dân khác trên đất Quảng Nam - Đà
xẵng. Nói cụ thể, các hình thái tín ngưỡng của cư dân Việt
ven biển Quảng Nam - Đà xẵng đã lưu giữ sự gặp gỡ, giao
lưu và tiếp biến văn hoá Việt - Chăm - Hoa và các cộng
đồng văn hoá khác trên vùng đất, vùng biển Quảng Nam -
Đà xẵng xưa.
Trong các hình thái tín ngưỡng của cư dân Việt ven
biển Quảng Nam - Đà xẵng có những yếu tô" nằm trong cội
nguồn văn hoá Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, nhưng cũng có
những yếu tô" văn hoá mới nảy sinh trong những điều kiện
tự nhiên và xã hội mới. Những phong tục và lễ nghi của
các tín ngưỡng thò cá, Âm hồn, Nữ thần và Tiền hiền là
bằng chứng khẳng định truyền thông văn hoá Việt vẫn
- 2 1 1 -