Page 213 - Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam
P. 213
hiện. Sản xuất vật chất đã quyết định sản xuất tinh thần,
đúng như c. Mác khẳng định: "Phương thức sản xuãt đời
sông vật chất quyết định quá trinh sinh hoạt xã hội, chính
trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của con
người quyết định sự tồn tại của họ\ trái lại chính sự tôn tại
xã hội của họ quyết định ý thức của họ" [85, tr.637].
Hoạt động sông của cư dân biển gắn chặt với môi
trường biển. Môi quan hệ giữa con người và biển được tích
luỹ, đúc kết thành nhận thức và phương cách ứng xử với
biển, cũng là ứng xử với tự nhiên. Tín ngưỡng cá voi, Am
linh / Cô Bác phản ánh sự nhận thức của dân biển về tính
hai mặt của biển. Biển là biển bạc (rừng vàng biển bạc), là
"lộc", bởi đã cung cấp nguồn sông và tư liệu lao động cho
con người, nhưng biển cũng là biển động khi nó giáng hoạ.
Lôl tư duy lưỡng phân này là cơ sở hình thành thế ứng xử
hai chiều với biển của dân biển. Đó là yêu biển, gắn bó,
dấn thân và trải nghiệm cùng biển, mặt khác lại có ý thức
tích luỹ kinh nghiệm, kỹ năng ứng xử (vừa thực vừa ảo) để
thích ứng với môi trường biển.
Từ cái thủa còn phải chạy ghe bằng buồm, ở vùng
biển này đã có những làng chài mà cả vỢ lẫn chồng đều
trên thuyền ra biển. Những câu hát giao duyên, những
câu hát thể hiện quyết tâm bám biển của ngư dân đã ra
đòi từ cái nhìn tích cực và tinh thần dám dấn thân cùng
biển, vẫn còn lưu truyền đến ngày nay, như: Anh chèo
2 1 3