Page 212 - Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam
P. 212
TÍN NGƯỠNG Cư DÂN VEN BlỀN QUẢNG NAM - ĐÀ NẲNG
được tiếp nối trên các vùng miền mà người Việt định cư,
khẳng định vai trò chủ thể của người Việt trong quá trình
giao lưu văn hoá với các cộng đồng cư dân khác; song mặt
khác, đó còn là biểu hiện năng lực thâu nhận, chọn lọc
cũng như ý thức và ý chí Việt hoá nhiều yếu tô trong di
sản văn hoá tín ngưỡng của nền văn hoá "tiền Việt" - văn
hoá Chămpa. Trên cái nền cảnh đó, các hình thái tín
ngưỡng của cư dân ven biển đã tồn tại và phát triển liên
tục mấy trăm năm nay, là ấn tích tái hiện đòi sông tinh
thần người xưa, thông qua đó có tác dụng kết nối giữa quá
khứ, truyền thông với hiện tại.
4.2.2. Giá trị ứng xử tự nhiên
Với tư cách là một hiện tưỢng văn hoá, một hình thái
ý thức xã hội, tín ngưõng tôn giáo cũng là kết quả nhận
thức và biểu hiện thế ứng xử của con người với tự nhiên,
làm nên giá trị văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên. Có
thể tìm thấy giá trị ứng xử tự nhiên từ các hình thái tín
ngưỡng của cư dân biển Quảng Nam - Đà Nẳng, trên các
khía cạnh: nhận thức về biển, sự thích ứng với môi trường
sông và những kinh nghiệm, trải nghiệm trong quan hệ với
môi trường tự nhiên - môi trường biến.
Nhận thức sâu sắc về biển hình thành trong quá
trình con ngươi dấn thân, hướng về biển, gắn bó vối biển,
mà tín ngưỡng là kết quả, đồng thời cũng là môi trường thể
2 1 2 -