Page 199 - Tín Ngưỡng Cư Dân Ven Biển Quảng Nam
P. 199

\Ỳể/ỵi^^4


       sáng  không có cá.  Một  số nghề  phải  nghỉ  hoạt  động  trong

       những ngày trăng sáng).
            Một biểu  hiện  nữa  của  dâ"u  ấn văn hoá  núi  (bao  gồm

       cả  sắc  thái  văn  hoá  Trường  Sơn  -  Tây  Nguyên)  là  từ  "Bà
       Dàng"  được gán cho hầu hết các Nữ thần và Mẫu thần của
       Quảng  Nam  -  Đà  Nang  nói  chung  và  dân  biển  nói  riêng.
       Ngôn ngữ chính là tấm  gương phản chiếu văn hoá.  Dấu ấn

       văn  hoá  núi phải rất  đậm  nét thì  mới  ký thác  được  vào  từ
       xưng hô của dân Việt như vậy.

             Bên cạnh sắc  thái tín ngưỡng văn hoá núi là  sắc thái
       tín  ngưỡng  văn  hoá  nông  nghiệp,  cũng  in  đậm  dấu  ấn
       trong tín ngưỡng của  dân biển Quảng Nam  -  Đà  Nắng.  Do
       cùng chung tâm thức cầu an, cầu thịnh; do cộng cư và cũng

       do  có  hoạt  động  nông  nghiệp,  nên  hầu  hết  mô  hình  của
       nghi lễ  nông nghiệp  đã  được  dân biển  sử dụng thành nghi
       lễ  ngư nghiệp  theo  phương  thức  mô  phỏng,  như;  hạ  điền /
       xuống  đồng  --->  nhúng  nghề;  cầu  mùa  -->  cầu  bông,  cầu

       ba / cầu ngư; cơm mới ---> tạ mùa; rồi các nghi lễ liên quan
       đến  ngôi  nhà  --->  các  nghi  lễ  liên  quan  đến  con  thuyền  /
       ngôi  nhà trên biển; các  thủ tục tống trừ những điều không
       may  trong  cuộc  sông  của  cộng  đồng  cư  dân  nông  nghiệp,

       như: tống ôn,  tông quỷ cũng được dân biển mô phỏng để áp
       dụng vào nghề biển  {xin xem  thêm phần  chú  thích  chương
       1, tr. 176-177).



                                   -    1    -
   194   195   196   197   198   199   200   201   202   203   204