Page 253 - Thử Sức Trước Kỳ Thi
P. 253
Ví dụ 5. Saccarozơ có thể tác dụng được với dãy chất nào sau đây ?
A. Dung dịch AgNOa/NHa và Cu(OH)2 B. H2 và nước brom
c. Cu(OH)2 và CH3COOH D. Dung dịch KMn0 4 và Cu(OH)2.
Hướng dẫn giải
- Dung dịch saccarozơ hoà tan được Cu(OH)2 và tác dụng với CH3COOH vì là
một poliol có nhiều nhóm OH kề nhau.
2C12ỈỈ22O11 + Cu(OH)2 ---- > (Ci2H2iOii)2Cu + 2H2O
- Dung dịch saccarozơ không có phản ứng tráng bạc, nó không bị oxi hoá bởi
nước brom chứng tỏ trong phân tử saccarozơ không có nhóm CHO.
Đáp án c.
Ví dụ 6 . Có ba lọ mất nhãn chứa các dung dịch riêng biệt là : hồ tinh bột,
saccarozơ và glucozơ. Để phân biệt 3 lọ dung dịch trên ta dùng thuốc thử là
A. Vôi sữa B. lot c. Cu(OH)2/OH' D. AgNOs/NHs.
Hướng dẫn giải
Cho ba mẫu thử chứa các chất trên vào Cu(OH)2, một mẫu thử không có hiện
tượng xảy ra là hồ tinh bột, còn lại mẫu thử cho dung dịch xanh lam là
saccarozơ và glucozơ, để phân biệt các chất trong hai mẫu thử này ta cho
thêm dung dịch NaOH và đun nhẹ, một mẫu thử cho màu đỏ gạch (CU2O).
Chất trong mẫu thử là glucozơ, còn lại là saccarozơ.
Đáp án B.
Ví dụ 7.-Dùng thuôc thử dung dịch AgNOs/NHs đun nóng ta có thể phân biệt được
các cặp chất nào sau đây ?
A. Glucozơ, fructozơ B. Saccarozơ, glixerol
c. Glucozơ, glixerol D. Glucozơ, mantozơ.
Hướng dẫn giải
Dùng thuốc thử dung dịch AgNOs/NHs có thể phân biệt dược các cặp chất
glucozơ và glixerol vì glucozơ cho phản ứng tráng bạc còn glixerol thì không
phản ứng. Còn các cặp glucozơ và fructozơ, cặp glucozơ và mantozơ thì cả hai
chất trong các cặp đều phản ứng. Cặp saccarozơ và glixerol đều cùng không
phản ứng nên không thể phân biệt được.
Đáp án c.
Ví dụ 8 . Chỉ dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt được tất cả các dung dịch riêng biệt sau :
A. Glucozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic
B. Lòng trắng trứng, glucozơ, fructozơ, glixerol
c. Saccarozơ, glixerol, anđehit axetic, ancol etylic
D. Glucozơ, lòng trắng trứng, glixerol, ancol etylic.
254