Page 190 - Tâm Lý Và Sinh Lý
P. 190
sụt sùi. Còn khi ngưòi ta sung sướng quá, đôi lúc cũng làm thần kinh
giao cảm hưng phấn mãnh liệt, gây ra chảy nước mắt, song số lượng rất ít,
không so được vói khi chảy nước mắt vì đau khổ, bi ai. Cơ sở khoa học
của vấn đề nêu ra lúc ban đầu chứih là ở đó.
Ngoài ra còn một số điểm nữa cần nêu ra là, sung sướng quá đến
chảy nước mắt còn liên quan đến động tác "cưòi đau cả bụng", bỏi lẽ khi
ta cưòi phá lên vì vui sướng, miệng ta há to, áp suất trong khoang miệng
và khoang mũi đột ngột tăng lên, gây tắc nghẽn nhất thòi sự lưu thông
nước mắt ở ống lệ trong khoang mũi, làm nước mắt đi ngược trở về điểm
lệ và ứa ra, hệt rửiư trường họp ngáp chảy nước mắt vậy. Thành thử
"cưòi đau cả bụng", "cưòi nôn ruột", "cưòi như nắc nẻ" nhiều khi cũng
làm ta chảy nước mắt.
Tại sao có thế phân biệt được
phương hướng của âm thanh?
Như chúng ta đều biết, âm thanh là sự dao động của không khí, sau
khi không khí bị dao động tiếp xúc vói màng nhĩ, thông qua sự dẫn
truyền thần kinh làm chúng ta nghe thấy âm tharửì. Trong điều kiện bình
thường, phần đông chúng ta chỉ nghe không thôi mà phân biệt được âm
thanh, tại sao lại như thế? Có một ngưòi ngay từ nhỏ đã điếc đặc hẳn một
tai. Khi bạn gọi anh ta, anh ta phải nh'm bốn xung quanh mói phát hiện
được âm thanh từ đâu truyền tói. Vậy tại sao anh ta lại mất năng lực định
vị âm thanh như thế? Thi ra, việc xác định phương hướng của âm tharủi
chỉ thực hiện được bằng hai tai. Những thực nghiệm tâm lý học cho hay,
nếu chỉ có một tai bị kích thích lần lượt bởi hai nhóm sóng âm xuất phát
từ hai nguồn âm có cường độ giống nhau, khoảng cách như nhau, nhưng
phương hướng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau thì hiệu ứng đối vói
một tai của hai nhóm sóng âm đó là như nhau. Thành thử con ngưòi
không cách gì phân biệt được sự khác biệt về phương hướng của hai
nhóm sóng âm đó.
Nhưng nếu thông tin truyền đến hai tai đều được sử dụng thì tmh
hình khác hoàn toàn.
< 190 >