Page 71 - Phương Pháp Thực Dưỡng
P. 71
Chỉ nhóm lửa khi đã sửa soạn xong nguyên liệu, và cần trù
liệu thực đơn dể nấu vừa đủ ăn, không dể thừa rồi đổ đi. Hơn
nữa, dù những loại lương thực thực phẩm có thể để lâu như gạo,
đậu, mè cũng không nên tích trữ quá nhiều vượt sức bảo quản
đến phải hư hao vì mốc meo, sâu bọ cắn phá. Phải nghĩ đến
những người đang thiếu ăn và biết quý trọng những gì thiên
nhiền sinh ra vừa đủ nuôi duững con người.
Tóm lại, tất cả món ăn thức uống làm ra phải “có hồn”,
nghĩa là thấm đượm những rung động chân thành phát xuất từ
tấm lòng yêu sự sống, qu5r cái đẹp của người làm bếp và sau đó,
“truyền” qua cơ thể và tâm hồn người ăn.
Như vậy, người nấu án Thực Dưỡng phải chăng là một nhà
bác học thông thái hoặc một nghệ sĩ chuyên nghiệp? Thật ra,
nấu ăn chỉ là ‘Vốn sẵn có” hay “năng khiếu bẩm sinh” của loài
ngufcri. Do đó, mặc dù bị lãng quên trước sự phát triển của cách
nấu ăn và ăn uống gọi là “văn minh hiện đại”, chỉ cần chút
khêu gợi, năng khiếu nầy từ trong tiềm thức sẽ hiện ra ý thức;
và để khêu gợi, các bạn thử bắt tay vào làm vài món sau dây.
Có thể ban đầu món ăn của bạn chưa “đạt”, nhưng với thời
gian và lòng kiên nhẫn, các bạn sẽ thành công trong nghệ
thuật cao quý nầy.
Điều quan trọng nên nhớ là dù đã chọn đúng thực phẩm,
nhưng nấu nướng không đúng cách thì hiệu quả cũng giảm bớt.
Bởi vậy, cần tìm đọc sách hướng dẫn nấu ăn theo phương pháp
Thực Dưỡng; thí dụ như cuốn “Nghệ thuật Nấu Ăn Vui Khỏe”
của Bà Lima Ohsawa. Nếu có điều kiện, nên tìm học trực tiếp
từ những đầu bếp có kinh nghiệm.
67