Page 15 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 15

Theo phong tục lễ  giáo thì bề dưói phải chủ  động chào bề trên trước, trẻ chào
     già trước,  trò  chào thầy trước.  Nếu  bề  trên  không  chào lại  người  dưới,  thầy không
     chào  lại trò,  tức  là  không  đáp  lễ,  thì  cũng  bất  lịch  sự chẳng  khác  gì từ chối  người
     khác, làm cho người đưa tay trước ngượng ngùng và bất bình.  Không biết vái, chào
     lại người khác là đã tự làm mất đi phong cách lịch duyệt của chính mình.

         Theo Đạo giáo (Lão giáo), chủ trưdng “tay trái” là “tay tôn kính” vì theo tập quán
     “Người nước Sở trọng tay trái, mà Lão Tử lại là người nước sỏ”, ví thế nên “phía bên
     trái” được coi trọng.

         Khi cúng tế, người ta dùng tay trái để cắm hưong vào lư hưdng. Khi quì lạy, bàn
     tay phải nắm lại, bàn tay trái bao nắm tay phải, đưa hai tay lên giữa hai lông mày rổi
     quì xá xuống  đất.  Khi  lạy xuống thì quì gối  phải trước  rồi  mới tới gối trái.  Khi  đứng
     lên thì gối trái co lên trước kế đến gối phải  rồi toàn thân đứng lên.  Cũng có ndi quì
     hai gối xuống và  lên cùng  một lúc.  Phật giáo khi  lạy thì chấp hai  bàn tay lại  rồi xá
     xuống, còn Đạo giáo thì nắm bàn tay như trên, hai bên có hình thức khác nhau.

         Ngày xưa,  người  ta  lấy  hình  thức “bốn  lần  quì thực  hiện tám  lần  xá”  gọi  là  “lễ
     kính tối cao”. Nữ cư sĩ thì lạy có khác với nam cư sĩ, hai gối quì một lượt, nắm tay chỉ
     cần đưa ngang cổ rồi xá xuống một cách nghiêm cẩn là được.

         Tư thế thắp  hương  lễ  bái  là,  tay  phải  cẩm  hưdng,  tay trái  bao  ngoài  tay  phải,
     đưa lên  ngang ngực (không cần phải đưa lên tới ngang hai  lông  mày hoặc lên khỏi
     đầu). Đầu hưdng hdi nghiêng xéo một chút, nếu xá cao cũng không đưa hưđng quá
     hai lông mày,  nếu xá thấp thì từ ngực xá xuống, giống như vẽ thành  một nửa vòng
     tròn.

         Nếu không cầm hưđng thì hai tay nắm lại như trên, đưa lên ngang ngực, đầu cúi
     xuống thành nửa vòng tròn.
         vể  mặt  phẩm  vật  cúng  tế,  Đạo  giáo  chọn  “tứ  hỉ  ngũ  quả”,  cúng  đường  bốn
     món,  sáu  món,  bảy  món  hoặc mười  món,  không có chủ  trưdng giết lợn,  mổ dê  để
     củng tế.

         - Tứ hì gồm: Trà, rượu, mì sỢi, cdm.

         - Bốn món cúng đường là: Hoa, nước trà, hưdng, đèn sáp.

         Trong  đó,  hưđng  tượng  trưng  cho  sự  “vô  vi”,  hoa  tượng  trưng  cho  “tự  nhiên”,
     nước trà tượng trưng cho “thanh tịnh”, đèn sáp tượng trưng cho sự “thuận hóa, biến
     hóa  theo  chiều  thuận”,  nghĩa  là  bốn  món  nêu  lên  ý  niệm  cđ  bản  của  Đạo  giáo:
     “thanh tịnh, vô vi, tự nhiên, thuận hóa”.

         -  Bảy  món  cúng  đường  là;  Hướng,  hoa,  đèn  sáp,  nưổc trà,  trái  cây,  cdm,  âm
     nhạc.

         - Mười  món cúng đường  là:  Hưdng,  đèn,  hoa, trái, trà, cđm,  rau cải, vàng  bạc,

                                                                                             17
   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20