Page 14 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 14

niên có phẩm hàm hay đỗ đạt cao nhất làng hoặc là ông tiên chỉ, ông nhất đám của
       làng... hay một nhân sĩ có uy tín của hội đoàn.

            - Bồi tế:  Hai  (hoặc bốn)  người bồi tế giúp chủ tế và cứ trông  chủ  tế mà  lễ  sao
       làm vậy.

            - Đông xướng, Tây xướng:  Hai  người Đông xướng và Tây xướng đứng đối diện
       hai bên hương án xướng (đọc) nghi thức hành lễ. Đây là người giữ vai trò người điều
       khiển chương trình của buổi lễ.

            -  Nội  tán:  Hai  Nội  tán  đứng  hai  bên  chủ  tế  hướng  dẫn  ra  vào  và  trợ  xướng.
       Nhiều  trường  hỢp,  để  cho  đơn  giản  tiện  sổ  sách,  vai  trò  hai  Đông  xướng  và  Tây
       xướng được hai Nội tán kiêm nhiệm...

            - Chấp sự:  Những  người  chấp sự đứng  hai  bên  lo việc điếu  đóm  (dâng  hương,
       dâng rượu, chuyển chúc, đọc chúc...)

            - Đổng văn; Người lo việc đánh chiêng trống.

            Nghi thức tế trải qua 4 giai đoạn
            - Thứ nhất là nghênh thần: Chủ tế lễ 4 lễ.

            - Thứ hai là hiến lễ: Dâng lễ 3 lần,  mỗi lần chủ tế và bồi tế đều quỳ để hiến lễ,
       đọc văn tế (đọc chúc).

            - Thứ ba là ẩm phúc và thu tộ: Chủ tế nhận lộc thần linh ban.

            - Thứ tư là lễ tạ: Chủ tế lễ 4 lễ.

            Cách thức ăn mặc và động tác trong tế từ lâu đã được cung đình hóa.

            Vái lạy trong các nghi thức tế lễ

            “... Từ đời xưa, vua đối với bầy tôi, bố vợ đối với chàng rể,  người tôn trưỏng với
       kẻ ti ấu đều phải lạy đáp lễ... Đến đời nhà Tần mới đặt ra lễ “tôn quân ti thần”,  nên
       thiên tử không đáp lạy bầy tôi nữa... Từ quan khanh sĩ trỏ xuống đều theo cổ lễ  mà
       đáp lễ kẻ ti ấu (bề dưới), nếu kẻ ti ấu chối từ, mới dùng lễ túc bái đáp lại. Còn vái là
       nghi thức lúc đã  lễ xong...  Nước ta xưa kia có chốn công đường có  lễ tông kiến, kẻ
       hạ quan, cũng vái bậc trưòng quan. Gần đây những kẻ  hiếu sự không biết xét đến
       cổ điển lại cho là  lễ của tôn trưỏng đối với  kẻ ti ấu, còn  kẻ ti ấu đối với tôn trưỏng
       không  được vái,  chỉ lạy xong  là  cứ đứng  thẳng và  lùi  ra...”  (Trích  Vũ  trung  tùy bút
       của Phạm Đình Hổ trang 174).

            Theo đoạn văn trích dẫn trên ta thấy vái lạy là  một phép xã giao, không chỉ vái
       lạy người trên mà người trên cũng vái lạy đáp lễ. Từ lạy nhau chuyền sang vái nhau
       trong  buổi tương  kiến,  đến  nay ta tiếp thu văn  hóa phương Tây vẫn  giữ được phép
       tôn ti (tôn trưởng, ti ấu).


       16
   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19