Page 17 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 17
21. Tiến tửu (Một người chấp sự dâng đài rượu đưa cho chủ tế vái một vái rồi
giao trả người chấp sự)
22. Hiến tửu (Những người chấp sự dâng rượu đi hai bên, hai tay nâng cao đài
rượu đi vào nội điện. Xong trỏ ra)
23. Hưng, bình thân, phục vị
24. Độc chúc (Hai người chấp sự vào bàn trong kính cẩn bưng văn tế ra)
25. Nghệ độc chúc vị (Người Nội tán dẫn chủ tế lên chiếu trên)
26. Giai quỵ (Chủ tế, bồi tế, hai người bưng chúc đọc chúc đểu quỳ cả xuống)
27. Chuyển chúc (Người bưng chúc đưa cho chủ tế. chủ tế cầm lấy, vái một vái
rồi đưa cho người đọc chúc)
28. Độc chúc (Người đọc chúc lần này đọc bản văn tế. Đọc xong văn tế, chủ tế
lạy hai lạy rồi ra phía ngoài. Sau đó lại xướng lễ trỏ lại để dâng hai tuần rượu nữa.
Tuẩn thứ hai là Á hiến lễ và tuần thứ ba gọi là Chung hiến lễ)
29. Ẩm phúc (Hai người vào nội điện bưng ra một chén rượu và một khay trầu)
30. Nghệ ẩm phúc vị (Người chủ tế đi ra bước lên chiếu thứ nhì)
31. Quỵ (Chủ Tết quỳ xuống, hai người đưa chén rượu, khay trầu cho chủ tế)
32. Ẩm phúc (Chủ tế bưng lấy chén rượu vái, lấy tay áo che mồm uống một hđi
hết ngay)
33. Thụ tộ (Chủ tế cầm khay trầu vái rồi ăn một miếng)
34. Tạ lễ cúc cung bái (Chù tế và bồi tế cùng lạy tạ bốn lạy)
35. Phần chúc (Người đọc chúc đem văn tế đốt đi)
36. Lễ tất (tế đã xong)
Trong buổi tế lễ này có một số điều cẩn chú ý như sau:
- Khi chủ tế di chuyển đổi chỗ trên các chiếu, từ chiếu dưới lên chiếu trên thì
phải bước ra khỏi chiếu rồi bước lên về phía bên phải của mình, và khi trở xuống
cũng bước ra khỏi chiếu trở về phía bên trái của minh tức là bên phải của bàn thờ.
- Hai người bồi tế ngoài nhiệm vụ phụ giúp chủ tế trong việc hành lễ còn có
nhiệm vụ thay thế người chủ tế nếu người này vì bất cứ lý do gì không hành lễ được.
- Khi đốt sớ, mọi người dự tế đều phải đứng quay mặt và ngó vào chỗ đốt sớ.
Văn tế, văn chúc
Bài ván Tế thường do chủ tế đọc. Nhưng cũng có thể do một người nào đó
19