Page 18 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 18
trong ban tế đã được chỉ định trước. Ngày xưa, bài văn tế thường viết bằng chữ
Hán... Tuy nhiên ngày nay dân gian dùng thẳng chữ Quốc ngữ (tưđng tự như văn
khấn của cúng giỗ).
4. TRÌNH Tự CÁC NGHI THỨC CÚNG LỄ
Người ta thường cúng lễ vào các dịp giỗ, Tết... Bàn thờ gia tiên nói chung có
thể cúng mặn hay chay. Nhưng khi cúng cd bản thường có các đồ lễ như trầu, cau,
rượu, thuốc lá, giấy tiền vàng bạc thật và giả, đèn, nến, đĩa muối gạo. Có thêm 3
chén trà, 3 chén rượu, 3 chén nước để tượng trưng cho Tam tài:
Thiên: Có Nhật - Nguyệt - Tinh tú.
Địa: Có Thủy - Hỏa - Phong.
Nhân: Có Tinh - Khí - Thần.
Có 9 ngọn nến, 2 ngọn đặt trước tượng trưng cho Nhật - Nguyệt, 7 ngọn để ở
hàng sau tượng trưng cho Thất tinh là chòm sao bắc Đẩu - Quê hường, cội rễ của
loài người.
Trong các lần cúng nên có sớ để tâu trình.
*Lưu ý:
- Các bát hưdng nên dùng keo dán sắt dán chặt vào bàn thờ để tránh trường
hỢp khi lau chùi bị động bát hưđng, khó làm ăn.
- Chân hưđng chỉ nên rút bớt vào ngày 23 tháng chạp và hóa cùng tiền giấy vàng.
- Bốc bát hương nên dùng tro rơm nếp hay trấu để đổ vào bát hương, không
nên dùng cát, vì như vậy cuộc sống sẽ nặng nể, khó ngóc đầu dậy được.
- Khi hóa vàng nhớ đổ vài ly rượu vào để khí bốc. Không dùng nước để dập lửa
khi đốt vàng mã.
- Bình thường nên thắp mỗi bát một nén hương lúc bình thường (cắm vào giữa);
Thắp 3 nén hàng ngang khi cầu xin điểu gì. Thắp 5 nén hình chữ thập trong các
ngày giỗ, Tết.
5. TÌM HIỂU THÊM VỀ TẬP TỤC THỜ CÚNG, TẾ LỄ
Người phương Tây coi trọng ngày sinh còn người phương Đông coi trọng ngày
mất của tiền nhân và sùng kính các đấng Thần linh vì họ cho rằng có linh hồn nên
chú tâm việc thờ cúng, tế lễ. Song hiểu cặn kẽ về việc này xem ra không phải dễ.
Bàn về nguồn gốc
Cho đến nay, hiện chưa tìm thấy tư liệu nào chỉ rõ việc thờ, cúng, lễ, bái được
20