Page 19 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 19
bắt đầu từ bao giờ, khdi nguồn từ đâu? Song nhiều nhà nghiên cứu văn hóa suy
đoán rằng: Nơi nào có con người sinh sống và được tổ chức thành xã hội thì từ
những hoạt động cộng đổng vui mừng tự phát ban đầu dần hình thành những nghi
thức. Như vậy, có thể nói nó hiện hữu cùng với sự có mặt của con người ngay từ
thuò sơ khai.
Tế lễ thờ phụng được hình thành, bổ sung, hoàn thiện, lưu truyền trong lòng
dân nên đương nhiên có dị biệt từng vùng miền, dòng họ. Song giống nhau ở mục
đích, tác dụng, nơi tiến hành. Với người Việt, đã trở thành “Lễ nghi phong hóa” tức
là cách thức bày ra trong sự cúng tế cho được trật tự, trang nghiêm, kính cẩn đã
thành phong tục tập quán của cả dân tộc. Đó là vấn đề tâm linh, là điều thiêng
liêng thấm vào máu thịt mỗi người.
Trong xã hội Việt từ cổ đại đã tồn tại mối quan hệ sâu sắc xây dựng trên cơ sỏ
huyết thống. Do vậy, việc thờ cúng, lễ bái đã được chắt lọc từ ngàn đời, được hấp
thụ tinh hoa từ các tôn giáo và lân bang trỏ thành một trong những gia bảo tinh thần
đáng quý của tổ tiên để lại mà lớp hậu sinh cẩn coi trọng.
Ngoài thờ Tổ tiên những người theo Phật giáo hay không theo tồn giáo nào ỏ ta
còn thờ Thần linh; thờ Phật; thờ Thổ công - Thổ địa - Thổ kỳ. Nhưng người hiểu rõ
ý nghĩa và giá trị vấn đề thì ít, người hiểu thiếu đầy đủ, lệch lạc, có thể coi thường
nhưng cũng có khi thái quá lại nhiều. Với những người xa quê lâu ngày, ông, bà,
cha, mẹ mất sớm, trước vốn khó khăn nay mới đủ ăn... thì càng lơ mơ về ý nghĩa,
giá trị và cách thức của các “Lễ nghi phong hóa” thiêng liêng này. Và theo trào lưu
chung “thương mại hóa” hiện nay thì vấn đề thờ, cúng, lễ, bái dễ mất đi giá trị thực,
không tạo được niềm tin vững chắc cho thế hệ trẻ.
Do vậy, muốn phục hồi, phát huy giá trị tốt đẹp vốn có của nó, từng người, mỗi
gia đình, dòng họ... cần có những hiểu biết nhất định sẽ vừa tránh mất tiền, vừa
tránh vô tình làm giảm giá trị truyền thống lại giúp ích được nhiều cho bản thân, gia
đình trong cuộc sống, công việc.
Mục đích của việc thờ cúng
Việc thờ phụng, lễ bái được chăm lo bởi ai cũng tin rằng việc đó mang lại lợi lạc
cho đời sống của mỗi người, mỗi gia đình, gia tộc, tôn giáo, làng xã, quốc gia. Suy
cho cùng, đó là sự trở về nguồn, để tỏ lòng tri ân, để tu tâm, tích đức và giãi bày khi
gặp trắc trỏ của mỗi người.
Thờ nghĩa là thể hiện, tỏ bày sự tôn kính của mình với tiền nhân và với Thần,
Thánh, Phật, Chúa thể hiện rõ đạo lý “trung, tín, hiếu”. Ngược lại, con mà không thờ
tổ tiên là con bất hiếu; dân mà không thờ tổ quốc là kẻ bất trung: tín đồ mà không
thờ đức Giáo Chủ của mình là người bất tín.
Cúng là dâng lẹ vật lên thần thánh hoặc linh hổn người chết, theo tín ngưỡng
21