Page 20 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 20

hoặc theo  phong  tục  cổ  truyền,  Gọi  đủ  là  “Cúng  đường”,  đó  là  danh  từ  của  Phật
    giáo, được chuyển ngữ từ hai chữ “Cung dưỡng” của tiếng Hoa.

         -  Cung  dưỡng:  Nghĩa  là  cung  ứng theo  sự  nhu  cầu  về  vật chất của  những  kẻ
    thiếu thốn và nuôi dưỡng khi họ đói cơm rách áo...

         - Cúng đường: Nghĩa là dâng hiến những lễ vật lên các bậc tôn kính, mong cẩu
    ơn trên chứng minh.

         Người Việt là một trong những dân tộc có tục thờ cúng tổ tiên sâu đậm và sớm
    nhất,  nó  gần  như trỏ  thành  một  tín  ngưỡng.  Nhưng  đó  không  phải  là  tôn  giáo  vì
    không có giáo lý, không phụ thuộc vào quan điểm chính trị... “Đã nói tới tín ngưỡng
    dĩ nhiên  có  vấn  đề  tin  và  không  tin”.  Đối  với  cha  mẹ,  ông  bà,  tổ  tiên  là  sự  hiển
    nhiên, không có nghi vấn tin hay không tin. Sự thờ cúng chính là sự gặp gỡ của thế
    giới hữu  hình và vũ  trụ  linh thiêng.  Đối với người Việt Nam, chết không có  nghĩa là
    chết hẳn, thể xác tuy chết nhưng  linh  hồn  vẫn  còn và  vẫn  còn  lui tới  với  gia đình.
    Thể xác thì tiêu tan, nhưng linh hồn thì bất diệt.

         Giỗ  là  một  buổi  lễ,  nghi  thức  theo  phong  tục  tập  quán  của  người  Việt  quan
    trọng  nhất trong  việc thờ  cúng tổ  tiên,  nhằm  tưởng  nhớ  đến  những  người  đã  mất.
    Theo tục lệ,  ngày giỗ  là “chung thân chi tang” có  nghĩa là  ngày tang trong suốt cả
    đời  người.  Mỗi  năm  vào đủng vào  ngày chết của một người  là  một  lần  giỗ  thường
    được tính theo âm  lịch cho nên người xưa thường quan trọng ngày cúng giỗ ông bà
    cha mẹ. Ý  nghĩa của giỗ là để nhắc nhở con cháu về  những người đã đi trước; gắn
    kết tình  cảm  của  các thành  viên  trong  cùng  một  gia  đình,  dòng  họ,  đôi  khi  trong
    cùng nghề.  Trong đó Tổ  nghề  là  một người  có  công  lớn đối với  một nghề  nào đó
    hoặc giúp  phát triển  hoặc  sáng tạo  ra  nghề  đó  được các thế  hệ  sau tôn  trọng  và
    suy tôn là làm người sáng lập.
         Không  chỉ ngày  giỗ,  việc  khấn  cúng  tổ  tiên  còn  được  thực  hiện  đều  đặn  vào
    các ngày mùng một, ngày rằm, và các dịp lễ, tết. Những khi trong nhà có việc quan
    trọng như dựng vỢ gả chổng, sinh con, làm  nhà, đi xa, thi cử...  hoặc gặp điều gì đó

    trắc trở,  người Việt cũng dâng hương,  làm  lễ  cúng tổ tiên để báo cáo và để cẩu tổ
    tiên phù hộ, che chở, dẫn dắt hậu thế hay để tạ ơn khi công việc thành công.

         Với  tổ  tiên  và  những  đấng  tối  cao  vô  hình  thì  sự  sinh  hoạt  ăn  uống  chỉ bằng
    “hương  hoa”  không  giống  như  sự  ăn  uống  của  người  thường  và  con  cháu  cúng
    đường  là  đem  hương  vị  của  món  đồ  dâng  lên  thành  kính  tưởng  niệm  để  tri  ân  và
    báo ân rồi lại “thụ  lộc” chứ có mất đi đâu.  Nên không cần mâm cao cỗ đầy, bày vẽ
    tốn kém, cốt là tấm lòng và cách bẩy xếp, khấn cầu.
         Tác dụng  của việc thờ cúng, lễ bái

         Việc thờ cúng lễ bái nhằm nhớ và báo ơn những đấng sinh thành, những người
    đã  từng  hy sinh,  đã  giáo  hóa tạo  nên  chúng  ta cũng  như gây dựng  nên  dòng  họ,


    22
   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25