Page 10 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 10
II. NGHI THỨC HÀNH LỄ TRONG
TẬP TỤC THỜ CÚNG ở VIỆT NAM
1. TÌM HIỂU VỀ NGHI THỨC CÚNG, KHẤN, VÁI, LẠY TRONG TẬP
TỤC THỜ CÚNG
Nghi thức cúng là gì?
Khi có giỗ Tết, gia chủ bày hoa (bông) quả, nước, rượu, cỗ bàn, chén bát, đũa,
muỗng (thìa) lên bàn thờ rồi thắp hương (hương), thắp đèn, đốt nến (đèn cầy),
khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng hiếu kính, biết ơn, và cầu phúc lành. Đây là nghĩa rộng
của cúng. Trong nghĩa bình thường, cúng là thắp hương (hương), khấn, lạy và vái.
Nghi thức khấn là gì?
Khấn là lời cầu khẩn lầm rầm trong miệng khi cúng, tức là lời nói nhỏ liên quan
đến các chi tiết về ngày tháng năm, nơi chốn, mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên
những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa. Sau khi khấn, người ta thường
vái vì vái được coi là lời chào kính cẩn. Người ta thường nói khấn vái là vậy. Trong
Truyện Kiều, Nguyễn Du dùng từ khấn vái trong câu “Lầm rầm khấn vái nhỏ to/
Sụp ngồi đặt cỏ trước mồ bước ra”.
Nghi thức vái là gì?
Vái thường được áp dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái thay
thế cho lạy ở trong trường hỢp này. Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa
lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn
tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp,
người ta vái 2, 3, 4, hay 5 vái.
Nghi thức lạy là gì?
Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với tất cả tâm hồn và thể xác
đối với người trên hay người quá cố vào bậc trên của mình. Có hai thế lạy: Thế lạy
của nam giới và thế lạy của nữ giới. Có bốn trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5
lạy. Mỗi trường hỢp đều mang ý nghĩa khác nhau.
Thế lạy của nam nữ khác nhau như thế nào?
- Thế lạy của nam giới: Lạy là hành động bày tỏ lòng tôn kính chân thành với
tất cả tâm hổn và thể xác đối với người trên hay người quá cố vào bậc trên của
mình. Thế lạy của nam giới là cách đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước
12