Page 7 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 7

tổn tại từ lâu đời.

         Lược sử về hình thức đốt hương

         Theo lịch  sử ghi  lại,  việc đốt hương xuất hiện  ỏ  Ấn  Độ  cách  đây khoảng  5700
     năm.  Đến  năm  618,  vào  đời  nhà  Tần  mới  có  một  vị  Tăng  đem  hương  trầm  qua
     Trung Quốc, từ đó hình thức đốt hương được phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh nhất
     vào đời nhà  Minh, sau đó được phổ biến đến khắp các nước láng giềng. Có thể nói
     hình thức đốt hương phổ biến  nhất ở  Nhật Bản, tại đây họ lại chế thêm  nhiều cách
     đốt hương:  sản  phẩm  quen  thuộc  nhất là  nén trầm  hình tròn  đầu  nhọn vào thế kỷ
     XVII,  ngày nay vẫn  còn  dùng.  Nhiều tài  liệu  cho thấy việc đốt hương đã có từ thời
     sơ khai.  Trong  các đền thờ của vua chúa Ai  Cập có  rất nhiều  những  hình vẽ  hoặc
     hình chạm trên tường mô tả nghi thức này.

         Ngày nay việc đốt hương đã trở thành  một tập quán trong các ngày lễ  hội  như
     Rằm tháng bảy,  lễ Vu  lan,  Vía Quán Thế Âm,  ngày Tết hái  lộc đầu  năm,  Phật đản
     và  những  ngày  quan  trọng  trong  gia  đình  như cúng  giỗ,  đám  tang,  đám  cưới,  tân
     gia... dùng để cúng những vị như Phật Bà Quán Âm, ông Bà, Tam Tiên ông: Phúc
     Lộc Thọ, Thổ Địa, Táo Quân, Thần Tài...

         Lợ/ ích và tác dụng của nén hương

        Từ ngàn xưa,  khi  mới  khám  phá  ra lửa, con  người đã bắt đầu  phát hiện  ra một
    điều  lạ  lùng,  đó  là  khi  ngọn  lửa cháy lên  sẽ  tỏa  ra mùi thơm  đặc  biệt tùy theo vật
    liệu dùng  để  đốt.  Người ta đã  biết dùng  hương đèn để trị bệnh cho thân thể và cả
    bệnh tâm lý.  Khi đốt hương đèn, khói hương nghi ngút tạo nên không khí thanh tịnh,
    ấm áp và trang nghiêm hoặc tạo không khí trong sạch trong những căn phòng lạnh
    lẽo của người qua đời hoặc lâm trọng bệnh.

        Thông  thường,  người  ta  thắp  hương  là  để  khẩn  thiết  cúi  đầu  mong  tấm  lòng
    thành  kính  của  mình  sẽ  quyện  theo  làn  khói  thơm  hướng về  cõi  thiêng  liêng  hoặc
    xông lên tận ngai vàng của Đức Chúa Trời hoặc một đấng nào khác.




    2.  NGHI THỨC DÂNG  HƯƠNG


        Khi thắp hương nên thắp mấy nén?

        Người Việt Nam đã quen chọn số lẻ  (1, 3, 5, 7, 9)  lúc thắp hương,  nhưng cũng
    có trường hợp người ta đốt cả nắm hương chứ không chú trọng vào ý nghĩa con số.
    Còn theo lý giải của nhà Phật cho rằng, số lẻ mang nhiều ý nghĩa linh thiêng hơn.
        Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau: đó có thể là






                                                                                              9
   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12