Page 8 - Phong Tục Thờ Cúng Của Người Việt
P. 8
Tam bảo (Phật - Pháp - Tăng),
Tam giới (Dục giới, sắc giới và Vô sắc giới),
Tam thời (Quá khứ - Hiện tại - Vị lai),
Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ)
Nén hương, cũng có thêm một ý nghĩa đặc biệt khác nữa, đó là thắp hương để
nhớ đến sự vô thường. Vô thường là từ Hán-Việt, tức là không vĩnh viễn, cho nên
lúc nén hương tắt cháy thì cũng tượng trưng cho đời người tắt cháy, ngắn ngủi vô
thường như thời gian của nén hương... Tàn tro của hương nhắc nhỏ chúng ta chớ để
thời gian trôi qua, uổng phí tháng ngày.
Ý nghĩa của tục dâng hương với nhà Phật và các tôn giáo khác
Trong nghi lễ Phật giáo, hương là một trong sáu lễ vật dâng cúng, gổm có:
Hương, Hoa, Đăng, Trà, Quả, Thực (Hương, Bông, Đèn, Trà, Trái, Thức ăn). Tuy
nhiên nhiều người không rõ về ý nghĩa sâu xa của việc cúng Phật nên bày biện đủ
thức ăn uống như yến tiệc, làm sai lạc ý nghĩa.
Theo quan niệm của Phật giáo, lòng thành thể hiện qua làn khói hương nghi
ngút, không cần cỗ bàn yến tiếc tiệc thịt cá, lợn quay linh đình... Đủng ý nghĩa sự
cúng Phật thì chỉ nên dùng hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái tốt, nước trong là
đủ. Phật không phải ở trên bàn thờ, trong những pho tượng, mà là ở trong tâm của
tất cả con người. Ngoài những nén hương dùng ngọn lửa nóng để đốt cháy lên,
chúng ta còn có thể dùng đức tin của mình thắp lên những nén Tâm hương - tức là
hương từ trong tâm. Bỏi vậy mới có năm thứ hương dùng để cúng đường chư Phật:
Giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương và giải thoát tri kiến hương,
Không chỉ Phật giáo, mà cả các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo cũng dùng
hương trong các ngày lễ của mình. Người Thiên Chúa giáo xông hương trong các
thánh lễ, trước bàn thờ, trước cuốn Kinh Thánh, mình Thánh, rượu Thánh và cả linh
cữu của người đã mất... Trước thời Chúa Giê-su (Jesus), những hương liệu như loại
trầm “trankincense” có giá trị hơn cả vàng bạc châu báu. Đó là vì cổ nhân tin rằng
những loài cỏ cây thơm là do chư Thiên ban cho từ trên cao và đã thấm nhuần
hương thơm của Đức Chúa Trời.
Những tôn giáo khác như Ấn Độ giáo (Hinduism) thì lại dùng hương để thư giãn
và tập trung hơi thỏ lúc ngồi Thiền. Trong khi đó, dạo Phù Thủy (VViccanism) dùng
hương để trỏ về với sức sống thiên nhiên để cảm thông với các vị nữ thần như
Aphrodite. Trái lại, theo đạo Không (Contucianism) thì khói hương tượng trưng cho
Đại Trượng Phu - chỉ bay lên chứ không bao giờ lặn xuống.
10