Page 176 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 176
176 Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam
buôn - bán lẻ trên thị trường nông thôn. Trong đó, ngoài việc tận
dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp hoạt động ở khu
vực nông thôn, các doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn trên
cơ sở chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty cổ phần,
chào bán cổ phiếu ra công chúng,…
+ Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao
trình độ của lao động trong doanh nghiệp. Trong đó, ưu tiên đào tạo
nâng cao trình độ cho nhân viên bán hàng và nhân viên quản trị
cung ứng, quản trị khách hàng.
+ Các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ trên địa bàn nông thôn
cần chủ động đổi mới, nâng cao trình độ tổ chức bộ máy, phương
thức quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển
các nguồn lực, tổ chức nguồn hàng và bán hàng, quản lý hệ thống
phân phối... để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
+ Chủ động tham gia các hiệp hội ngành hàng và hiệp hội
doanh nghiệp để được hưởng các quyền lợi do hoạt động của các
Hiệp hội mang lại như: Được hỗ trợ các thông tin liên quan đến
chính sách của Chính phủ, được hỗ trợ trong các hoạt động XTTM
và trong công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học công nghệ,
kiến thức về marketing sản phẩm và tiếp cận thị trường...
3.4.3. Giải pháp phát triển cung ứng hàng hóa trên thị
trường nông thôn
Cùng với quá trình mở rộng mạng lưới kinh doanh bán lẻ trên
thị trường nông thôn, các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ nhất là các
doanh nghiệp có qui mô tương đối lớn cần chú trọng đến phát triển
năng lực cung ứng hàng hóa nhằm đảm bảo nguồn hàng bán ra, xây
dựng cơ cấu hàng hóa phù hợp với nhu cầu của dân cư nông thôn,
giảm thiểu chi phí lưu thông,...
Các giải pháp cơ bản nhằm phát triển cung ứng hàng hóa của
doanh nghiệp, bao gồm: