Page 174 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 174

174            Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam

                    Việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện để
            các doanh nghiệp tăng thêm qui mô, nhanh chóng mở rộng mạng
            lưới kinh doanh trên cơ sở khai thác những lợi thế và khắc phục
            điểm yếu của các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này. Thực
            tế, hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp đã diễn ra khá sôi
            động ở nước ta trong khoảng 5 năm gần đây. Tuy nhiên, hoạt động
            này vẫn chủ yếu diễn ra với sự tham gia của doanh nghiệp có vốn
            đầu tư trực tiếp nước ngoài. Dưới tác động của xu hướng này, trong
            những năm tới, các doanh nghiệp trong nước cũng sẽ được thu hút
            mạnh vào hoạt động mua bán và sáp nhập. Để đảm bảo khai thác
            tốt lợi ích của hoạt động mua bán và sáp nhập đối với tất cả các
            bên, các doanh nghiệp cần nâng cao tính chủ động trên cơ sở: 1)
            Nâng cao kiến thức, hiểu biết về lợi ích, qui trình, cách thức,… của
            hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; 2) Đánh giá đúng mức
            giá trị thực sự của doanh nghiệp; 3) Chủ động tìm kiếm và lựa chọn
            đối tác mua, bán và sáp nhập.


                  + Các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ trong nước có qui mô
            lớn cần tăng cường phát triển cơ sở kinh doanh bán lẻ theo chuỗi
            đến các khu vực thị trường nông thôn:


                   Từ  mô  hình  đang  hoạt  động  của  chuỗi  siêu  thị  Sài  Gòn
            Co.op,  các  doanh  nghiệp  trong  ngành  bán  buôn,  bán  lẻ  nên  tiến
            hành nghiên cứu để xây dựng những chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu
            thị, trung tâm thương mại trên cơ sở đó nhanh chóng mở rộng thị
            phần bán lẻ ở thị trường nông thôn.

                  Để phát triển chuỗi cơ sở kinh doanh, các doanh nghiệp cần:
            1) Tạo lập các kênh thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư khác nhau, như

            thông qua thị trường chứng khoán, tìm kiếm nguồn vốn tín dụng,…
            2) Đàm phán, ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với các doanh
            nghiệp trên địa bàn nông thôn; 3) Phát triển các cơ sở đại lý bán lẻ
            trên  thị  trường  nông  thôn;  4)  Phát  triển  chuỗi  cửa  hàng  tiện  lợi
            thông qua phương thức nhượng quyền thương mại với đối tác là
            các cửa hàng của các hộ kinh doanh và doanh nghiệp bán lẻ trên thị
            trường nông thôn.
   169   170   171   172   173   174   175   176   177   178   179