Page 175 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 175
Phương hướng và giải pháp.... ở nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 175
Từ thực tế hoạt động nhượng quyền thương mại hiện nay, các
doanh nghiệp muốn tham gia kinh doanh nhượng quyền thương
mại cần chú trọng nâng cao năng lực trên các khía cạnh như: Bảo
vệ tài sản trí tuệ: đăng ký bản quyền tên công ty, logo; Xây dựng
đội ngũ nhân sự chuyên cho việc kinh doanh nhượng quyền; Hình
thành cẩm nang hoạt động; Chuẩn bị chương trình huấn luyện cho
đối tác. Có chương trình huấn luyện cụ thể cho bên được nhượng
quyền; Xây dựng lực lượng hỗ trợ cho đối tác được nhượng quyền;
Các doanh nghiệp cần xây dựng tiêu chí lựa chọn mặt bằng hay vị
trí kinh doanh;…
+ Các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ trên địa bàn nông thôn
cần tăng cường hợp tác, liên kết với các cơ sở sản xuất, chế biến.
Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp hoạt động sản
xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn đều có quy mô nhỏ và vừa.
Do đó, hợp tác và liên kết sẽ góp phần khắc phục hạn chế của cả
các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối. Thông qua
hoạt động hợp tác, liên kết, các doanh nghiệp có thể mở rộng quy
mô đầu tư để phát triển sản xuất, đa dạng hóa mặt hàng, chủ động
tạo nguồn hàng có khối lượng lớn để cung ứng nhanh nhất cho tiêu
thụ trên cả thị trường nông thôn và đô thị.
3.4.2. Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh của
doanh nghiệp
Để nâng cao năng lực kinh doanh, các doanh nghiệp bán
buôn, bán lẻ trên địa bàn nông thôn cần chú trọng đến các giải
pháp như:
+ Khai thác chính sách ưu đãi về vốn, tín dụng, thuế và các
chính sách ưu đãi khác để phát triển hoạt động kinh doanh trên địa
bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
+ Chủ động huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật thương mại để phát triển hoạt động bán lẻ, bán