Page 180 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 180
180 Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam
II. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
1. Phát triển thương mại nông thôn theo mô hình sau
a) Cấu trúc thương mại trên địa bàn xã, bao gồm:
- Mạng lưới chợ dân sinh (là loại hình tổ chức thương mại chủ
yếu ở địa bàn xã đến năm 2015 và 2020).
- Mạng lưới kinh doanh của cá nhân, hộ kinh doanh, kể cả hộ
nông dân vừa sản xuất vừa kinh doanh thương mại.
- Mạng lưới kinh doanh của các hợp tác xã thương mại với
quy mô nhỏ và vừa ở các xã, cụm xã với hoạt động chủ yếu là cung
ứng các dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của xã viên
hợp tác xã, kinh tế hộ, kinh tế trang trại và sinh hoạt của cư dân
nông thôn.
b) Cấu trúc thương mại trên địa bàn thị trấn, thị tứ, bao gồm:
- Mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất - chế biến,
lưu thông hàng hóa và các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thương mại
có hệ thống chi nhánh, cửa hàng, cơ sở sơ chế, phân loại, bao gói, bảo
quản và dự trữ nhỏ; các xí nghiệp, trạm trại sản xuất, hệ thống bến bãi,
kho cơ sở và kho trung chuyển đặt tại các thị trấn, thị tứ.
- Mạng lưới kinh doanh của các hộ kinh doanh có phương thức
kinh doanh cơ bản như hộ kinh doanh trên địa bàn xã nhưng có quy
mô lớn hơn, có phương thức kinh doanh hiện đại (nhượng quyền
thương mại, kinh doanh theo chuỗi, thương mại điện tử) sớm hơn.
- Mạng lưới chợ trung tâm huyện, chợ dân sinh và một số loại
hình tổ chức phân phối như siêu thị, trung tâm thương mại quy mô
nhỏ và vừa (chủ yếu là hạng III), cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng
tiện lợi... được hình thành từng bước theo quy hoạch.
c) Phát triển các loại hình tổ chức thương mại đặc thù: