Page 181 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 181
Phụ lục 181
Tại các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung hoặc vùng
ven đô, tiếp tục cải tạo, nâng cấp, xây mới một số chợ đầu mối tổng
hợp hoặc chuyên doanh bán buôn nông sản và vật tư nông nghiệp,
tạo tiền đề hình thành các trung tâm đấu giá và sở giao dịch hàng
nông sản; đồng thời phát triển chợ trên sông, chợ biên giới, chợ cửa
khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.
2. Tổ chức mạng lưới kinh doanh theo ngành hàng
a) Đối với hàng nông sản
- Tại những vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, hình
thành các kênh tiêu thụ cấp độ lớn với sự tham gia của các doanh
nghiệp nòng cốt (doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp
nhà nước cổ phần hóa); doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế,
hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thương mại, hộ kinh doanh, hệ
thống đại lý, chợ đầu mối nông sản cấp vùng và cấp tỉnh. Gắn tổ
chức kênh này với việc xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ một số
nông sản chủ yếu (thóc gạo, lạc, rau, quả, thủy sản, muối) thông
qua các hợp tác xã với phương thức ký hợp đồng ngay từ đầu vụ
sản xuất.
- Tại những vùng sản xuất nông sản hàng hóa chưa phát triển,
phân tán, tạo lập kênh lưu thông ở cấp độ vừa và nhỏ, phù hợp
cung cầu thị trường; với sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã
thương mại, hộ kinh doanh… Hàng nông sản được tiêu thụ chủ yếu
thông qua mạng lưới chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng
chuyên doanh tại các thị trấn, thị tứ; chợ dân sinh và cửa hàng tạp
hóa ở địa bàn xã. Gắn với kênh này là việc xây dựng mô hình thí
điểm tiêu thụ một số nông sản chủ yếu (thóc gạo, lạc, rau, quả xuất
khẩu, thủy sản, muối) thông qua các hộ kinh doanh với hợp đồng
kinh tế được ký vào thời điểm thu hoạch.
- Tại các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xây
dựng mối liên kết kinh tế bền vững giữa hộ nông dân, hợp tác xã