Page 161 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 161
Phương hướng và giải pháp.... ở nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 161
+ Mô hình hợp tác xã bán lẻ:
Các xã viên HTX trong mô hình này có thể bao gồm: các cá
nhân, hộ, các doanh nghiệp bán lẻ qui mô nhỏ, trong đó chủ yếu là
các cá nhân hay cá nhân đại diện cho hộ. Mô hình tổ chức HTX này
cũng là mô hình HTX của người lao động, với nội dung và phương
thức quản lý, phân chia lợi nhuận tương tự như mô hình HTX bán
buôn, bán lẻ.
Nhìn chung, các mô hình HTX cơ bản trên đây dựa vào tính
đồng nhất về lĩnh vực hoạt động và nhu cầu của các đối tượng tham
gia HTX. Tính đồng nhất về đối tượng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để
các xã viên HTX dễ thống nhất về phương thức, nội dung hoạt
động của HTX. Sự khác biệt giữa 3 mô hình này là mức độ tham
gia hoạt động của các HTX vào quá trình lưu thông hàng hóa, nói
cách khác là khác biệt về độ dài của các kênh phân phối hàng hóa
mà các HTX cần tham gia.
Trong thực tế, có thể tổ chức các HTX gồm 1 hoặc nhiều đối
tượng khác nhau (nhưng chủ yếu là các cá nhân, hộ) đang hoạt
động trong các lĩnh vực, ngành kinh tế khác nhau cùng tham gia
vào hoạt động lưu thông hàng hóa, dịch vụ phân phối trên thị
trường. Đồng thời, các HTX trong ngành dịch vụ phân phối cũng
có thể chỉ tập trung hoạt động trong một lĩnh ngành hàng cụ thể nào
đó. Ví dụ, HTX sản xuất - bán buôn - bán lẻ đồ gỗ, hàng thủ công
mỹ nghệ,… hoặc HTX bán buôn, bán lẻ hàng lương thực thực
phẩm,… Các HTX có thể thành lập liên hiệp HTX hoạt động trong
cùng một lĩnh vực, ngành hàng hay địa bàn để tập trung nguồn lực
nhằm mở rộng kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh với các doanh
nghiệp lớn và để kinh doanh có hiệu quả. Trong các liên hiệp HTX
có thể thành lập các HTX thực hiện chức năng hỗ trợ cho các HTX
phân phối như: HTX tín dụng, HTX đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng thương mại, HTX cung cấp dịch vụ vận tải,...