Page 162 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 162
162 Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam
Các mô hình cơ bản của HTX trên đây có thể được phát triển
ở cả địa bàn thành thị, nông thôn miền núi và đồng bằng. Tuy
nhiên, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đối với HTX hoạt động
trong ngành dịch vụ phân phối để đảm bảo phát triển bền vững và
công bằng xã hội, theo nguyên tắc phù hợp với cơ chế thị trường,
có điều kiện và có thời hạn, đảm bảo HTX phát huy vai trò tích cực
của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nhà nước cần ưu tiên hỗ trợ đối với:
+ Các HTX tại các địa bàn mà mức thu nhập bình quân đầu
người còn thấp, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa;
+ Các HTX đang hoạt động phân phối các mặt hàng thuộc
diện được Nhà nước áp dụng chính sách trợ giá trợ cước thu mua
và tiêu thụ;
+ Các HTX đang hoạt động phân phối các mặt hàng thuộc
diện được Nhà nước khuyến khích nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trên từng vùng, từng địa bàn cụ thể;
c/ Phát triển các hộ kinh doanh bán lẻ
Trong thời kỳ 2011 - 2020, lực lượng bán lẻ trên thị trường
nông thôn sẽ và cần được thay đổi theo hướng giảm số lượng người
bán là người sản xuất nhỏ, hộ kinh doanh và phát triển các doanh
nghiệp và hợp tác xã, các đại lý trở thành lực lượng bán lẻ chính
trên thị trường nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện
CNH ở nước ta, các hộ kinh doanh sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng
trên thị trường nông thôn. Vì vậy, để thúc đẩy các hộ bán lẻ gia
tăng cung cấp các dịch vụ bán hàng tốt hơn cho người tiêu dùng ở
nông thôn, nâng cao khả năng tham gia vào các kênh phân phối của
các nhà phân phối lớn, Nhà nước cần tập trung vào:
Một là, bổ sung và điều chỉnh các qui định về cấp phép kinh
doanh bán lẻ trên thị trường nông thôn, kể cả đối với loại hình bán
hàng rong. Trong đó, Nhà nước cần bổ sung tiêu chuẩn đã qua đào