Page 157 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 157
Phương hướng và giải pháp.... ở nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 157
Hai là, Nhà nước cần tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp
trong ngành dịch vụ phân phối tiến hành hoạt động mua, sáp nhập.
Hiện nay, các doanh nghiệp phân phối trong nước, nhất là các
doanh nghiệp trên địa bàn nông thôn thường có qui mô nhỏ. Vì vậy,
việc sáp nhập giữa các doanh nghiệp này sẽ nâng cao năng lực tài
chính, mở rộng mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng
thời, tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp tương đối lớn
đang hoạt động chủ yếu tại các thị trường đô thị như Hapro, Sài
gòn Coop, Intimex, Nhất Nam, Đông Hưng… tăng cường hoạt
động mua lại các cơ sở kinh doanh ở nông thôn để phát triển hoạt
động bán lẻ trên địa bàn này.
Ba là, Nhà nước cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp phân
phối phát triển các mối liên kết dọc, liên kết ngang nhằm củng cố
và mở rộng các hoạt động dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ kinh doanh trên
thị trường nói chung và thị trường nông thôn nói riêng.
Hiện nay, trên thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn,
tính liên kết giữa các doanh nghiệp phân phối chưa được quan tâm
phát triển cả từ phía Nhà nước và phía doanh nghiệp. Do đó, trong
thời kỳ 2011 - 2020, các chủ thể tham gia bán lẻ trên thị trường cần
tập trung phát triển các mối quan hệ: liên kết dọc giữa nhà sản xuất
- nhà bán buôn - nhà bán lẻ; liên kết ngang giữa nhà bán buôn với
nhà bán buôn, nhà bán lẻ với nhà bán lẻ; liên kết giữa nhà phân
phối với các nhà cung ứng dịch vụ ngân hàng, dịch vụ vận tải, dịch
vụ kinh doanh...
Về phía các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ phân phối, để
tạo ra cơ hội và ưu thế tham gia vào các mối liên kết dọc và ngang,
trước hết nên tiến hành nghiên cứu để xây dựng những chuỗi riêng
cho mình; thứ hai, phát triển kinh doanh nhượng quyền thương
mại; thứ ba, xây dựng năng lực đảm bảo cung cấp dịch vụ, nhất là
các dịch vụ logisstics cho hoạt động kinh doanh của bản thân doanh