Page 152 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 152
152 Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam
+ Đẩy nhanh công tác qui hoạch và triển khai thực hiện qui
hoạch nông thôn theo “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020” để hình thành các khu,
cụm dân cư tập trung.
+ Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất,
kinh doanh các ngành nghề phi nông nghiệp ngay trên địa bàn nông
thôn để giảm lượng di cư đến các khu đô thị của người dân nông
thôn, thực hiện tốt phương châm “ly nông, bất ly hương”.
+ Thúc đẩy xu hướng “mở cửa” và “hội nhập” của các làng,
xóm phù hợp với thời kỳ CNH, đô thị hóa.
b/ Hình thành các điểm nóng tiêu dùng để trở thành hạt nhân
kích thích tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ của dân cư ở khu vực
nông thôn
+ Lấy địa bàn các thị trấn, thị tứ để xây dựng các điểm nóng
tiêu dùng. Các thị trấn, thị tứ này phải hội tụ được các điều kiện
như: các ngành nghề phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao; điều kiện
giao thông và các cơ sở hạ tầng khác tương đối đồng bộ; mức thu
nhập bình quân đầu người tương đối trội hơn so với các khu vực
lân cận. Tại các điểm nóng tiêu dùng cần tổ chức đa dạng các loại
hình bán lẻ, mở rộng cung cấp dịch vụ bán lẻ, phát triển các cơ sở
cung cấp dịch vụ cá nhân và cộng đồng, áp dụng phương thức bán
hàng trả chậm, cung cấp tín dụng tiêu dùng…
+ Thường xuyên tổ chức các hội chợ hàng tiêu dùng ở khu
vực nông thôn, tăng số lượng các phiên bán hàng của các doanh
nghiệp lớn tại các chợ ở khu vực nông thôn. Từ thực tế đưa hàng về
nông thôn năm 2009 - 2010, các doanh nghiệp cần chủ động tăng
số lần tổ chức các chuyến bán hàng lưu động tại các chợ nông thôn
từ 2 - 4 lần trong năm, tuỳ thuộc vào đặc thù của từng địa phương.
+ Qui hoạch các địa điểm xây dựng các khu bán hàng giảm
giá, bán hàng theo giá xuất xưởng của các doanh nghiệp sản xuất