Page 148 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 148
148 Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam
sẽ tiếp tục phát triển các khu vực thị tứ (hoặc có điều kiện trở
thành thị tứ) trở thành các điểm sáng trên thị trường nông thôn cả
về tiêu thụ sản phẩm (nông sản và sản phẩm làng nghề) và bán lẻ
hàng tiêu dùng. Kết hợp giữa phát triển thị trường bán lẻ với phát
triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn nông thôn, nhất là
tiêu thụ nông sản. Trong đó, tại các vùng sản xuất nông sản hàng
hoá tập trung sẽ phát triển các khu vực bán lẻ tương đối tập trung
với nhiều loại hình đa dạng. Các khu vực này có thể tương đối
tách rời, hoặc liền kề với khu vực xây dựng các chợ đầu mối thu
mua, phát luồng bán buôn nông sản và vật tư nông nghiệp. Đối
với những vùng sản xuất nông sản chưa phát triển, chủ yếu phát
triển chợ vừa phục vụ tiêu thụ nông sản vừa bán lẻ hàng tiêu
dùng, do tiêu thụ nông sản ở khu vực này cũng chủ yếu để phục
cho tiêu dùng của dân cư trong vùng.
3.3. Các giải pháp, chính sách phát triển thị trƣờng bán lẻ
hàng tiêu dùng ở nông thôn trong giai đoạn 2011 - 2020
3.3.1. Các giải pháp, chính sách nâng cao thu nhập bằng
tiền của dân cư khu vực nông thôn
Một trong những hạn chế lớn nhất của thị trường bán lẻ hàng
tiêu dùng ở nông thôn hiện nay là sức mua thấp. Hạn chế này cũng
chính là một trong những nguyên nhân quan trọng, không tạo ra
động lực thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển hệ thống phân phối
hàng hóa nói chung và mạng lưới bán lẻ nói riêng tại các khu vực
nông thôn. Vì vậy, nâng cao thu nhập bằng tiền của dân cư nông
thôn là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để đẩy
nhanh tốc độ phát triển của thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng trong
giai đoạn 2011 - 2020.
Các giải pháp, chính sách chủ yếu nhằm nâng cao thu nhập
bằng tiền của dân cư nông thôn trong những năm tới, bao gồm:
a/ Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, qui
mô lớn