Page 146 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 146
146 Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam
quyền lợi giữa người tiêu dùng ở nông thôn với người cung cấp nói
chung và người bán lẻ nói riêng,…
- Tái cơ cấu các loại hình bán lẻ trên thị trường nông thôn:
Phương hướng chung là phát triển các loại hình bán lẻ có qui
mô phù hợp với qui mô và mật độ tiêu dùng ở các vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội khác nhau, cụ thể:
+ Đối với các vùng nông thôn ngoại thành, ngoại thị của các đô
thị lớn, nhất là các đô thị loại I: xây dựng các loại hình bán lẻ hiện
đại, qui mô lớn nhằm giải tỏa sức ép phát triển từ khu vực nội thị.
+ Đối với các thị trấn, thị tứ: thông thường mật độ dân cư và
mức thu nhập bình quân đầu người ở các tỉnh đồng bằng và duyên
hải cao hơn các tỉnh miền núi, trung du. Do đó có thể xây dựng cơ
cấu loại hình bán lẻ theo hướng: 1) Tại các thị trấn, thị tứ của các
tỉnh đồng bằng, ven biển sẽ tập trung phát triển các loại hình bán lẻ
như bách hóa, cửa hàng tự chọn, kể cả siêu thị (nếu có đủ điều
kiện) tương đối độc lập với chợ, hình thành khu vực bán lẻ tương
đối tập trung với nhiều loại hình đa dạng; 2) Tại các thị trấn, thị tứ
vùng miền núi, trung du phát triển các loại hình bán lẻ như cửa
hàng bách hóa, cửa hàng tự chọn kết hợp với cải tạo chợ hình thành
các cụm thương mại, dịch vụ.
+ Đối với địa bàn các xã nói chung sẽ chủ yếu phát triển chợ,
kết hợp giữa phát triển các điểm bán lẻ và thu mua nông sản. Trong
đó, qui mô và mật độ chợ tại các xã đồng bằng, ven biển sẽ cao hơn
so với các xã miền núi, trung du.
c/ Phương hướng tổ chức không gian thị trường bán lẻ ở
nông thôn
Đặc điểm chung về phân bố dân cư trên địa bàn nông thôn
nước ta là theo làng, xóm, thôn, bản. Cùng với quá trình phát triển