Page 150 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 150
150 Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam
trường tiêu thụ cần hỗ trợ nghiên cứu phát triển sản phẩm, phát
triển thị trường và/hoặc chuyển đổi sang các ngành nghề cùng loại
để tận dụng lao động và kỹ năng lao động hiện có;
+ Đối với những vùng nông thôn được qui hoạch phát triển
khu đô thị, khu công nghiệp... cần xây dựng chương trình dạy nghề
cho thanh niên và phát triển các lĩnh vực sản xuất phi nông nghiệp;
+ Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là giao
thông nhằm mở rộng quan hệ kinh tế và lưu thông hàng hóa giữa các
vùng nông thôn với đô thị và giữa các vùng nông thôn với nhau;
+ Thúc đẩy công nghiệp hóa kiểu mới, điều chỉnh cơ cấu
ngành nghề, phát triển trên quy mô lớn;
+ Ứng dụng công nghệ tin học hóa lôi kéo công nghiệp hóa,
đào thải các cơ sở sản xuất lạc hậu, quan tâm phát triển các dịch vụ
hiện đại (quan tâm dịch vụ cấp xã) và du lịch;
+ Tạo môi trường và điều kiện bảo đảm tự do hành nghề theo
quy định của luật pháp, tự do lưu thông hàng hóa.
c/ Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị
trường ở khu vực nông thôn
+ Phát triển các dịch vụ tài chính ngân hàng phù hợp với điều
kiện kinh tế - xã hội ở nông thôn; phát huy vai trò của các ngân
hàng thương mại, các tổ chức tính dụng trong huy động vốn cho
đầu tư phát triển ở khu vực nông thôn; từng bước hạn chế và xóa bỏ
các kênh tín dụng không chính thức ở khu vực nông thôn; tiếp tục
thực hiện tốt chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm
2010 và chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn theo Nghị định 61/2010/NĐ-CP ngày 4 tháng 6
năm 2010; phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm
bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm trong lĩnh vực nông nghiệp.