Page 158 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 158
158 Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam
nghiệp và các doanh nghiệp khác trong ngành.
Về phía Nhà nước, một mặt cần sớm xây dựng qui hoạch các
khu vực có điều kiện trở thành các trung tâm logistics, áp dụng các
chính sách thu hút đầu tư thực hiện qui hoạch phát triển các trung
tâm cung cấp dịch vụ logistics. Mặt khác, cần ban hành các chính
sách, biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong
ngành dịch vụ phân phối tự tổ chức cung cấp dịch vụ logisstics
hoặc tiếp nhận cung cấp dịch vụ từ các nhà kinh doanh dịch vụ này.
Năm là, khuyến khích các doanh nghiệp phân phối, các nhà
sản xuất lớn trong nước chủ động đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật,
giữ vai trò là các doanh nghiệp khởi tạo (đầu nguồn) các kênh phân
phối hàng hóa cho thị trường nông thôn.
b/ Phát triển mô hình hợp tác xã tham gia bán lẻ ở nông thôn
Ở nước ta, mô hình hợp tác đã từng được áp dụng trong các
ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, tín dụng (ngân
hàng),… Tuy nhiên, hầu hết các hợp tác xã hiện nay đều rơi vào
tình trạng khó khăn trong việc triển khai hoạt động, nhất là các hợp
tác xã trong ngành thương nghiệp. Đồng thời, nhiều HTX nông
nghiệp đang tham gia nhiều hơn vào hoạt động thương mại, nhất là
trong việc cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào và một phần trong
lĩnh vực tiêu thụ nông sản. Vì vậy, về tổng thể, Nhà nước cần tiến
hành rà soát, đánh giá, phân loại và tổ chức lại các hợp tác xã, Liên
hiệp hợp tác xã hiện có và xử lý theo hướng: 1) Đối với các tổ chức
kinh tế giả danh hợp tác xã thì yêu cầu chuyển đổi theo loại hình
doanh nghiệp tương ứng trên cơ sở qui định của Luật Doanh
nghiệp; 2) Đối với các hợp tác xã đã chuyển đổi nhưng mang tính
hình thức thì tiếp tục chấn chỉnh lại về tổ chức, quản lý và nội dung
hoạt động theo qui định của Luật Hợp tác xã và các văn bản liên
quan; 3) Đối với hợp tác xã không có khả năng chuyển đổi, nếu xã
viên có nguyện vọng giải thể, các cơ quan chức năng cần hướng