Page 163 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 163
Phương hướng và giải pháp.... ở nông thôn giai đoạn 2011 - 2020 163
tạo kiến thức bán hàng khi cấp phép kinh doanh cho người bán lẻ
trên thị trường, đồng thời bổ sung và nâng cao các tiêu chuẩn và
qui chuẩn đối với các cơ sở bán hàng, kể cả qui định về trang bị và
hình thức của loại hình bán hàng rong.
Hai là, xây dựng các qui định pháp luật nhằm điều chỉnh quan
hệ giữa các thành viên và điều chỉnh hoạt động của từng loại thành
viên trong các kênh phân phối sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng.
Trong đó, cần chú trọng đến các khía cạnh như: đảm bảo hàng hóa
bán lẻ đến tay người tiêu dùng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; nâng
cao trách nhiệm và chất lượng cung cấp dịch vụ của các chủ thể
bán lẻ trên thị trường và có khả năng truy cứu trách nhiệm với các
nhà cung cấp chính; đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng và
minh bạch;…
Ba là, khuyến khích các hộ kinh doanh phát triển thành doanh
nghiệp/hợp tác xã bán lẻ.
Khuyến khích các hộ kinh doanh tự phát triển, hoặc liên kết,
hợp nhất với nhau thành công ty cổ phần, hợp tác xã bán lẻ, hoặc
làm đại lý, nhận nhượng quyền kinh doanh các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế, liên hiệp hợp tác xã thương mại, hợp tác xã
thương mại. Phát huy vị trí và vai trò của các thành phần này ở
đoạn đầu của kênh tiêu thụ nông sản và ở đoạn cuối của kênh phân
phối vật tư và hàng công nghiệp tiêu dùng.
3.3.4. Các giải pháp, chính sách hỗ trợ phát triển thương
mại ở nông thôn
a/ Tập trung hoàn thiện và bổ sung chính sách đầu tư, phát
triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn hiện có
Để thị trường tiêu dùng ở nông thôn được phát triển theo
hướng hiện đại, chuyên nghiệp, đòi hỏi phải có sự phát triển đồng
bộ từ cơ chế chính sách, hạ tầng cơ sở thương mại nông thôn đến