Page 164 - Phát Triển Thị Trường Bán Lẻ Hàng Tiêu Dùng
P. 164
164 Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam
nguồn lực con người. Thực tế trên thị trường nông thôn hiện nay
vẫn tồn tại phổ biến các loại hình bán lẻ truyền thống (chợ, cửa
hàng tư nhân), loại hình cửa hàng tự chọn chiếm 1,9% và siêu thị
mới chỉ chiếm 0,42% số lượng cơ sở bán lẻ. Hơn nữa, quy mô của
các cửa hàng bán lẻ phổ biến là hộ gia đình, sử dụng ít lao động và
thiếu tính chuyên nghiệp. Chợ ở địa bàn nông thôn phân bố không
đều, phần lớn chợ tập trung ở vùng nông thôn đồng bằng, còn tại
địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người còn rất
thưa thớt. Phần lớn chợ có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất - kỹ thuật lạc
hậu, nghèo nàn, số chợ tạm còn nhiều, hoạt động kém, hoặc không
hiệu quả. Việc sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích, ưu đãi và
hỗ trợ phát triển hạ tầng thương mại ở địa bàn nông thôn là rất cần
thiết, vì vậy:
- Nhà nước cần xem xét bổ sung các dự án đầu tư hạ tầng
thương mại chủ yếu (kho, trung tâm logistic) vào danh mục được
hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-
CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ.
- Cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
thương mại ở nông thôn được hưởng các chính sách khuyến khích
đầu tư như các dự án về nông nghiệp theo Nghị định số
61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông
nghiệp, nông thôn.
- Áp dụng chính sách giảm thuế thu nhập cho các doanh
nghiệp mở rộng cơ sở kinh doanh trực thuộc ở địa bàn nông thôn
hoặc sử dụng các hợp tác xã, hộ kinh doanh (ở mức độ nhất định)
trên địa bàn nông thôn làm đại lý mua hàng nông sản và bán vật tư,
máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Mức giảm thuế nhiều hay
ít tuỳ thuộc vào số cơ sở kinh doanh tăng thêm, số hợp tác xã và hộ
kinh doanh tham gia vào hệ thống phân phối của doanh nghiệp với
tư cách đại lý.