Page 168 - Những Trạng Nguyên Đặc Biệt Trong Lịch Sử Việt Nam
P. 168

...  trong lich sử  V iit ^ a m   1 69


       ngụ  hứng,  18”).  Tư  tưởng này được  tìm  thấy  ở "Kinh
       Kim Cang”.  Khi Phật nói với Tu-bồ-đề: “Phàm cái gì có
       hình tướng đều là hư vọng. Nếu các ông thấy các pháp
       (tướng) đều hư vọng, không tliật (phi tướng) tức là thấy
       được  Như  Lai  (thật  tướng  các  pháp)”.  Tư  tưởng  này
       cũng được tiếp nối ở “Pháp Bảo Đàn kinh". Tác giả nói
       “Bổn  lai  cơ”  trong trường hợp  này  không ngoài  mệnh
       đề  “Bổn lai  vô nhất vật”  (“Pháp Bảo  Đàn  kinh”).  Khái
       niệm “cơ” ở cuối câu có thể có nguồn gốc xuất phát từ
       Tượng  Số  học  -  vốn  là  sở  triíờng  của  Nguyễn  Bỉnh
       Khiêm.  Chính  tư  tưởng  Thiền  và  kinh  Phật  đã  làm
       phong phú và nâng cao bản lĩnh Nho học cùng bản sắc
       trí tuệ trong thơ và đời Nguyễn Bỉnh Khiêm.


           Tác phẩm
           Trong  lịch  sử  dân  tộc  Việt  Nam,  Nguyễn  Bỉnh
       Khiêm  được  nhìn  nhận  là  một  trong  những  nhà  văn
       hóa lớn của dân tộc. ông là một chính khách có uy tín.
       bậc hiền triết, nhà tiên tri... Nhưng ông cũng đồng thời
       là một tác gia lớn có những đóng góp quan trọng trong
       sự  phát  triển  của  ván  học  dân  tộc.  Sáng  tác  của
       Nguyễn  Bỉnh  Khiêm  phong  phú,  gồm  cả  chữ  Hán  và
       chữ Nôm.

           Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn, không chỉ
       của thế  kỷ XVI.  Tác  phẩm của ông có ảnh hưởng sâu
       rộng,  tác  động  tích  cực  vào  đờí  sống  tinh  thần  của
       nhân dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển của tiến
       trình  văn  học  dân  tộc.  về thơ chữ  Hán,  ông có Bạch
       Ván  am  thi  tập.  theo ông cho  biết  là có khoảng một
       nghìn bài, nay còn lại khoảng 800 bài. Trong lời đề tựa
   163   164   165   166   167   168   169   170   171   172   173