Page 165 - Những Trạng Nguyên Đặc Biệt Trong Lịch Sử Việt Nam
P. 165
166 7^hững Trang nọỊiiyên Jăc hiêl...
Bỉnh Khiêm mà chỉ là một người sống cùng thời với
ông. Vấn đề này đến nay vẫn chưa có quan điểm thống
nhất của giới nghiên cứu văn học cũng như lịch sử.
Ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu, niên hiệu Đoan
Thái nguyên niên (1585), ôhg tạ thế tại quê nhà ở tuổi
95, đây là tuổi thọ hiếm có đương thời. Trước khi qua
đời, ông còn dâng sớ lên vua Mạc: “... Thần tính độ số
thấy vận nước nhà đã suy, vận nhà Lê đến hồi tái tạo,
ý trời đã định, sức người khó theo. Song nhân giả có
thể hồi thiên ý, xin nhà vua hết lòng tu nhân phát
chính, lấy dân lỀun gốc, lấy nước làm trọng, trong sửa
sang văn trị, ngoài chuyên cần võ công, may ra giữ
đưỢc cơ nghiệp tổ tiên, thì thần chết cũng được thỏa
lòng”. Bấy giờ vua Mạc Mậu HỢp cỉí Phụ chính đại thần
ứng vương Mạc Đôn Nhượng cùng vãn võ bá quan về lễ
tang để tỏ sự trọng thị. Việc vua Mạc cử người được
vua coi như cha về dự lễ tang đã nói lên sự trân trọng
rất lớn của triều Mạc với Nguyễn Bỉnh Khiêm. Triều
đình lạl sal cấp ruộng tự điền trăm mẫu, đồng thời cấp
ba nghìn quan tiền để lập đền thờ ông tại quê nhà,
đích thân vua đề chữ lên biển gắn trước đền thờ là
“Mạc Triều Trạng nguyên Tể Tướng Từ”.
Theo bản Phả ký (Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn
công Văn Đạt phả ký) do ôn Đình hầu Vũ Khâm Lân
soạm năm 1743, Nguyễn Bỉnh Khiêm có cả thảy ba
người vỢ và 12 người con, trong đó có 7 ngiíời con trai.
Cũng giống như cha, hầu hết các con trai của Nguyễn
Bỉnh Khiêm đều theo phò tá nhà Mạc. Bởi vậy sau khi
nhà Mạc bị thất thủ dưới tay nhà Lê-Trịnh (1592), con
cháu ông đều phải thay tên đổi họ, ly tán thập phương.