Page 162 - Những Trạng Nguyên Đặc Biệt Trong Lịch Sử Việt Nam
P. 162
... trong lich sứ V íit l)ĩam 1 63
vào tận xứ Thanh để tầm sư học đạo. Lương Đắc Bằng
từng là một đại thần giữ chức Thượng thư dưới triều
Lê sơ nhưng sau khi những kế sách nhằm ổn định
triều chính do ông đưa ra không được vua Lê cho thi
hành, Lương Đắc Bằng đã cáo quan về quê sống đời
dạy học (1509). Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn sáng dạ,
thông minh lại chăm chỉ học hành nên chẳng bao lâu
đã trở thành học trò xuất sắc nhất của người thầy họ
Lương. Bởi vậy mà trước khi qua đời, Bảng nhãn
Lương Đắc Bằng đã trao lại cho Nguyễn Bỉnh Khiêm
bộ sách quý về Dịch học (Chu Dịch) là Thái Ất thần
kinh đồng thời ủy thác người con trai Lương Hữu
Khánh của mình cho Nguyễn Bỉnh Khiêm dạy dỗ.
Lớn lên trong, thời đại loạn (giai đoạn triều Lê sơ
rơi vào khủng hoảng, suy tỀm), không muốn đi lại vết
xe cũ của người thầy Lương Đắc Bằng nên từ khi
trưởng thành cho đến khi ra ứng thí (1535), suốt hơn
20 năm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đả bỏ qua tới 9 kỳ đại
khoa (trong đó có 6 khoa thi dưới triều Lê sơ). Ngay cả
khi nhà Mạc lên thay nhà Lê sơ (1527), xã hội dần đi
vào ổn định nhưng Nguyễn Bỉnh Kliiêm cũng không vội
vã ra ứng thí (ông không tham dự 2 khoa thỉ đầu tiên
dưới triều Mạc). Tới năm Đại Chính thứ sáu (1535) đời
Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Docmh) thịnh trị vương đạo
nhất triều Mạc. ông mới quyết định đi thi và đậu ngay
Trạng nguyên. Năm ấy ông đã 45 tuổi. Ngay sau khi đỗ
đạt. ông được bổ nhiệm làm Đông Các hiệu thư
(chuyên việc soạn thảo, sửa chữa các văn thư của triều
đình) rồi sau được cử giữ nhiều chức vụ khác nhau
như Tả thị lang bộ Hình, Tả thị lang bộ Lại kiêm Đông