Page 159 - Những Trạng Nguyên Đặc Biệt Trong Lịch Sử Việt Nam
P. 159
160 ì'ỉlìữnỸ’ T ran^ nguyên dăc lúêl...
NGUYỄN BỈNH KHIÊM -
NHÀ VẢN HOÁ, NHÀ TIÊN TRI LỚN
CỦA DÂN T ộ ơ ’
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), tên huý là
Nguyễn Văn Đạt, tên tự là Hanh Phủ hiệu là
Bạch Vân cư sĩ, được các môn sinh tôn là Tuyết Giang
phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng
nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế
kỷ XVI. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức,
tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc
triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài ưên tri các tiến
triển của lịch sử Việt Nam. Sau khi đậu Trạng nguyên
khoa thi Ất MÙI (1535) và làm quan dưới triều Mạc,
ông được phong tước Trình Tuyền hầu rồi thăng tới
Trình Quốc công mà dân gian quen gọi ông là Trạng
Trình. Đạo Cao Đàl sau này đã phong thánh cho ông
và suy tôn ông là Thanh Sơn Đạo sĩ hay Thanh Sơn
Chơn nhơn. Người đời coi ông là nhà ưên tri số một
trong lịch sử Việt Nam đồng thời lưu truyền nhiều câu
sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là
Sấm Trạng Trình. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được coi
là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến hai chữ Việt
Nam một cách có ý thức nhất thông qua các văn tự của
ông còn lưu lạỉ đến ngày nay.
Dựa theo bài Trạng Trình Nguyễn Binh Khiêm - Nhà tiên tri và
quốc hiệu Việt Nam (Người viết và sưu tầm: TS. Nguyễn Văn
Kiệm).