Page 163 - Những Trạng Nguyên Đặc Biệt Trong Lịch Sử Việt Nam
P. 163

164 N hững  T i ■«/ig n^uyêiì  Jàc  hiệt...

             các  Đại  học  sĩ.  Nhưng  sự  qua  đời  đột  ngột  của Mạc
             Thái Tông vào năm Đại Chính thi1f  11  khỉ mới 41  tuổi
             (1540) đã kết tlaíic giai đoạn được coi là thịnh trị nhất
             dưới  triều  Mạc  đồng  thời  Nguyễn  Bỉnh  Khiêm  cũng
             mất  đi  một  chỗ  dựa  vững  chắc  cho  việc  thực  hiện
             những  hoài  bão  trị  quốc  ciia  mình.  Nhân  lúc  triều
             chính  nhiễu  nhương  chia  bè  kết  phái  do Mạc  Hiến
             Tông  (Mạc  Phúc  Hải)  còn  ít  tuổi  lên  thay  vua  cha
             nhưng chưa đủ  năng lực  điều  hành  chính  sự,  Nguyễn
             Bỉnh Khiêm đá dâng sớ  trị  tội  18 lộng thần  (trong đó
             có  cả con  rể  của ông là Phạm  Dao làm  Trấn  thủ Sơn
             Nam)  nhưng  không  được vua chấp  tliuận.  Bởi  vậy,
             năm  1542 ông xin về quê trí sĩ sau 8 năm làm quan tại
             triều đình.
                 Sau  hai  năm về  trí  sĩ,  tới  năm  Giáp  Thìn  (1544),
             vua Mạc lại cho người về phong tước Trình Tuyền hầu
             cho ông, rồi sau lại thăng ông lên chức Thượng thư bộ
             Lại,  Thái  phó,  tước Trình  Quốc  công.  Do vậy mà dân
             gian  quen gọi  ông là Trạng Trình.  Một số  nhà  nghiên
             cứu  tiểu  sử Nguyễn  Bỉnh  Khiêm  cho  rằng  nguồn  gốc
             của  tên  gọi  Trình  Tuyền  (gắn  với  tước  hiệu  Trình
             Tuyền hầu và Trình  Quốc công của ông)  là bắt nguồn
             từ tên địa danh của làng Trung Am từ trước chứ không
             phải  là  bắt  nguồn  từ  họ  tên  ngiíời  theo  ý  hiểu  rằng
             “Nguyễn  Bỉnh  Khiêm  là  ngiíời  hiểu  rõ  suối  nguồn  Lý
             học của họ Trình (tức Trình Di và Trình Hạo) đời Tống
             bên Trung Quốc“.
                 Gần  hai  chục  năm  từ  năm  53  tuổi  tới  73  tuổi,
             Nguyễn  Bỉnh  Khiêm  tuy  không ở  hẳn  kinh đô  nhưng
             vẫn cáng đáng nhiều việc triều chính,  lúc bàn quốc sự.
   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167   168