Page 170 - Những Trạng Nguyên Đặc Biệt Trong Lịch Sử Việt Nam
P. 170
... (rong licỉì sử V iê tĩỉa m 1 71
tiêu sái, hồn hậu, phong nhã, có ý ữiú tự nhiên”.
Như PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh (Viện Văn học)
đá đánh giá, Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ viết nhiều
nhất trong năm thế kỷ đầu của nền văn học viết Việt
Nam. về số lượng mà xét thì Nguyễn Bỉnh Khiêm là
một nhà quán quân. Tuy nhiên vấn đề không chỉ là số
liíỢng. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có một phong cách thơ
riêng không lẫn. Ai cĩmg biết một nguyên tắc thẩm mỹ
quan trọng của thơ thời trung đạl là “thơ ngôn chí”,
nguyên tắc mà các nhà nghiên cứu hiện đạii thường
xem là làm hạn chế tính thẩm mỹ của thơ và ngay các
nhà thơ cổ cũng không phải đều nhất nhất tuân theo.
Thế nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tuân theo một cách
“triệt để” và với một cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ. Với
ông, đề vịnh, tự sự, tự thuật cũng đều để ngôn chí, và
phong cách riêng của ông cũng được xác định chính từ
những vần thơ ngôn chí ấy. Thơ văn của ông thể hiện
sự ưu thời mẫn thế, đậm chất ữiết lý, giáo huấn nhưng
vẫn gần gũi và dễ tìếp nhận.
Theo đánh giá của GS. Nguyễn Huệ Chi trong bàl
tham luận “Bước đầu suy nghĩ về Văn học Mạc”, thơ
văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đánh dấu cho sự khởi
đầu của một hình thức tư duy mới trong tiến trình
hoàn thiện thơ ca trung đại Việt Nam. Đó là tư duy thế
sự. Thơ vẫn mang tính trữ tình nhưng là “trữ tình lý
trí”. Nó mang hình thức không phải là tư duy cảm tính
mà là tií duy lý tính, nhìn thẳng vào xã hội nên gọi là
tư duy thế sự. Bởi vậy thơ có tính phát hiện, hiện thực
rất đáng kể. Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn sâu vào các
ngóc ngách của xã hội để thấy bức tranh phức tạp của