Page 41 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 41
giảm dần. Vì vậy, các ý tưởng hay hình ảnh xuất hiện tăng lên
làm mất đi sự chứ ý. Đó là bị vọng tưởng làm mất chánh niệm.
Người thực hành thiền nhận biết và trở về với sự chú ý
nơi hơi thở. Nhiều lúc người thực hành thiền mơ màng (day
dream), để tâm chạy lang thang, nghĩ tưởng hết điều này đến
điều kia và quên mất thực hành chú ý hay chánh niệm. Điều
này có thể tiếp tục xảy ra cho đến lúc hết giờ ngồi thiền.
Trong hai trường họp nói trên, người thực hành thiền không
có đủ khả năng điều hành sự chú ý: không có khả năng tập trung
sự chú ý và duy trì sự chú ý lâu dài, không có khả năng nhận
biết những thứ làm mình bị xao lãng sự chú ý và không có khả
năng chấm dirt sự dúih mắc vào các thứ lôi kéo tâm mình đi lang
thang. Do đó, trong Đạo Phật, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông và Mật
Tông khuyến khích cách thực hành ngồi thiền theo dõi hơi thở,
niệm Phật hay tụng chủ giúp cho người tu tập bớt bị xao lãng và
gia tăng sự chú tâm dễ dàng.
Khi thực hành siêng năng một thời gian thì người thực
hành thiền sẽ có tiến bộ. Và sự tiến bộ được căn cứ vào sự thực
hành ba điều nói trên là khả năng tập trung sự chú ý và tiếp
tục duy trì sự chú ý, khả năng nhận biết và khả năng chấm dứt
sự dính mắc vào các ý tưỏng, hình ảnh hay cảm xúc.
Các cuộc nghiên cứu nói trên cũng cho thấy những người
mới thực hành thiền thường có nhiều cố gắng và tiêu phí nhiều
năng lượng để thực hành ba điều nói trên và dẫn đến sự mệt
mỏi. Tuy nhiên, những người thực hàrứi thiền lâu hơn thì phát
triển khả năng tỉnh thức (mindhilness) và có thể nhận biết lúc
nào tâm có sự xao lãng (chạy theo các ý tưởng hay cảm xúc xuất
hiện) và tiếp tục thực hành chú ý tập trung vào đối tượng một
cách thoải mái. Những người này ít dụng công (cố gắng) hơn,
họ không tiêu phí nhiều năng lượng thực hành ba khả năng
Thiền chánh niệm ứng dụng... I 43