Page 40 - Những Nét Văn Hóa Đạo Phật
P. 40
trung sự chú ý vào một thứ như hơi thở vào và hơi thở ra. Tuy
nói tập trung sự chú ý vào một thứ như hơi thở vào và hơi thở
ra, nhưng trên thực tế, người thực hành thiền cùng lúc cảm nhận
bụng phồng lên và xẹp xuống (thở đan điền). Trong trường hợp
cảm giác thích thú do sự chú ý vào hơi thở này mang lại dù họ
không chủ ý cảm nhận các thứ đó. Mục đích thực hành thiền chi
là ngưng lại mọi sự suy nghĩ liên miên cũng như dính vào các
cảm xúc vui buồn để chú ý vào một thứ trong hiện tại.
Các cuộc nghiên cứu nói trên cho thấy trong các chương
trình tu tập, thực hành thiền chỉ một thời gian với sự siêng năng,
người thực hành phát triển ba khả năng về điều hành chú ý:
1. Khả năng tập trung sự chú ý và tiếp tục duy trì sự chú
ý chính xác vào đối tượng mình đang chú ý vào như hơi
thở vào và hơi thở ra hay như khi ngồi niệm Phật, hoàn
toàn chú ý vào lời niệm Phật phối hợp với hơi thở, không
suy nghĩ đến chuyện khác.
2. Khả năng nhận biết những thứ làm cho mình xao lãng
(suy nghĩ hay chạy theo các cảm xúc, hình ảnh hay cảm
giác) và trở về tiếp tục chú ý đến đối tượng mình đang
hướng sự chú ý đến (hơi thở vào và ra cùng lời niệm Phật).
3. Khả năng chấm dứt sự dính mắc vào những thứ làm cho
mình xao lãng. Như đang đếm số hay niệm Phật lại suy
nghĩ hay chú ý đến tiếng nhạc, lời nói hay hình ảnh xuất
hiện thì nhanh chóng biết điều đó và trở về chú ý vào hơi
thở và lời niệm hay số đếm.
Lúc mới thực hành chú ý khi ngồi thiền, người thực hành
chú ý tập trung (chỉ) tiêu phí nhiều năng lượng vì phải nỗ lực
nhiều nên khả năng tiếp tục thực hành chú ý tập trung thường
42 I NHỮNG NÉT VĂN HỎA ĐẠO PHẬT